Trầm cảm và PTSD cao nơi nạn nhân buôn bán người

  • Wednesday, 10:10 Date 25/02/2015
  • Nạn nhân buôn bán người ở Đông Nam Á bị tổn thương tâm lý nặng

     

    Một phụ nữ ngồi trước micrô tại Phnom Penh năm ngoái, kể lại chuyện mình bị bán làm nô lệ và ép kết hôn tại Trung Quốc (Ảnh: Heng Chivoan)

    Gần 2/3 nạn nhân buôn bán người được khảo sát ở Đông Nam Á có các triệu chứng trầm cảm, trong khi 40% nữa bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (Post traumatic stress disorder - PTSD), theo một nghiên cứu mới.

    Nghiên cứu được phát hành hôm thứ Tư trên tờ Lancet Global Health, thu thập dữ liệu từ các nạn nhân Campuchia, cho thấy tình cảnh nguy hiểm và bóc lột dữ dội mà các nạn nhân buôn bán người phải thường xuyên chịu đựng gây ra tổn thương tâm lý lớn.

    “Lạm dụng thể xác, tình dục và tâm lý là đặc điểm chính của nạn buôn bán người. Khoảng phân nửa số người tham gia khảo sát bị lạm dụng thể xác hay tình dục, nhiều người bị các hình thức bạo lực kinh sợ (như dùng dao hay cho chó tấn công, dùng lửa đốt, và bóp cổ)”, theo khảo sát của Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London và Tổ chức Di trú Quốc tế.

    Những trường hợp thường xuyên bị lạm dụng và bạo lực dữ dội rõ ràng dẫn đến sức khỏe tâm thần kém. “Những người tham gia khảo sát miêu tả tình trạng sức khỏe thể chất khác nhau, nhưng các triệu chứng về sức khỏe tâm thần kém nghiêm trọng và phổ biến nhất”, các nhà nghiên cứu cho biết. Ngoài tỉ lệ trầm cảm và PTSD cao ra, hơn 5% cố tự tử trong tháng trước khảo sát.

    Tham gia khảo sát gồm những người từng bị buôn bán qua rất nhiều hình thức lao động cưỡng bức như đánh bắt cá, nhà máy, ôsin, hôn nhân ép buộc và mại dâm. Tình trạng, làm thêm giờ quá mức, quyền tự do bị hạn chế, điều kiện sống nguy hiểm, bạo lực dữ dội, càng tệ nạn nhân càng có khả năng nói nhiều về các vấn đề sức khỏe tâm thần.

    “Khám phá này rõ ràng chỉ ra tầm quan trọng chính của việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho những người từng bị buôn bán và đặc biệt là nhu cầu tìm ra các biện pháp hỗ trợ sức khỏe tâm thần có thể thực hiện trong các môi trường có nguồn lực tương đối thấp”, bác sĩ Cathy Zimmerman, một trong những người thực hiện khảo sát, nói.

    Nhưng những nhà hoạt động chống nạn buôn bán người lưu ý các dịch vụ y tế như thế cực kỳ hạn chế ở Campuchia, tại đây việc chăm sóc cho các nạn nhân chủ yếu được cung cấp bởi các tổ chức phi chính phủ tập trung vào tái hòa nhập và đào tạo nghề.

    “Đa số nạn nhân đi tìm việc làm và cách kiếm thu nhập vì đó là nhu cầu trước mắt”, Brett Dickinson thuộc Tổ chức Di trú Quốc tế và là người đóng góp cho báo cáo nói. Vì lý do văn hóa và mặc cảm, nhiều nạn nhân ở Campuchia miễn cưỡng thảo luận vấn nạn buôn bán người hay xin tư vấn.

    “Nhiều người không chia sẻ những chuyện đã xảy ra với gia đình mình, và do đó có khả năng làm cho vấn đề sức khỏe trầm trọng hơn”, ông nói. Chi phí cho các dịch vụ sức khỏe, đặc biệt là các dịch vụ sức khỏe tâm thần nằm trong thủ đô cách xa nhà họ, quá cao đối với nhiều nạn nhân.

    “Gia đình phải vay mượn tiền của người thân hay ngân hàng, khiến cho nạn nhân dễ bị bán trở lại do nghèo hơn”, theo Chhan Sokunthear, người điều phối hội phụ nữ và trẻ em thuộc nhóm nhân quyền Adhoc tại Campuchia.

    Tổ chức Tâm lý xã hội xuyên văn hóa, một trong ít tổ chức phi chính phủ cung cấp các dịch vụ sức khỏe tâm thần, nói ít nạn nhân nhờ giúp đỡ phản ánh các trường hợp thường nghiêm trọng như rối loạn tâm thần, chấn thương mạnh và các khuynh hướng tự tử.

     

    Nguồn: Phnom Penh Post

    Most viewed news

    Related posts