Các Cuộc Đàm Phám Của Liên Hiệp Quốc Về Biến Đổi Khí Hậu Phải Đưa Đến Kế Hoạch Cứu Lấy Hành Tinh

  • Monday, 10:10 Date 03/12/2018
  • Các Cuộc Đàm Phám Của Liên Hiệp Quốc Về Biến Đổi Khí Hậu Phải Đưa Đến Kế Hoạch Cứu Lấy Hành Tinh

    Các cuộc đàm phán về biến đổi khi hậu của LHQ sắp diễn ra tại Ba Lan vào tháng Mười Hai này là làm sao ngăn chặn lại sự biến đổi khí hậu cho thập kỷ tới cũng như hướng giải quyết những hậu quả tàn phá của việc biến đổi khí hậu trên đời sống con người, hệ sinh thái, bảo đảm lương thực và nước, là những đề tài mà Caritas chú trọng. Cái giá phải trả cho những thảm hoạ và thiên tai ngày càng gia tăng thật là khủng khiếp nhất là đối với các cộng đồng hiên nay đang phải đối mặt với đói nghèo.  

    Climate change is expected to make drought and food security worse.

     

    Hội nghị thường niên của các bên tham gia Công ước của LHQ về Biến Đổi Khí Hậu, được gọi là COP, sẽ họp nhau lần thứ 24 từ 2 -14 tháng Mười Hai 2018, ở thành phố Katowice, Ba Lan.

    Các đại biểu mong đợi sẽ hoàn thành “Cuốn Sách Quy Tắc” về việc thi hành Hiệp định Paris, đã được thông qua tại COP21, 2015 và đưa ra một cơ cấu mới cho việc thực hiện trên toàn cầu về biến đổi khí hậu. Một trong những điều khoản chính đề ra mục tiêu dài hạn là ngăn chặn gia tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C và nếu có thể dưới 1,5 độ C.

    Bản báo cáo tháng Mười của Uỷ Ban Liên Chính Phủ về Biến Đổi Khí Hậu nói rằng với tình hình như hiện nay nó sẽ lên đến 3 hay 4 độ cho thế hệ trẻ em hôm nay. Cảnh báo toàn cầu cao hơn 1, 5 độ sẽ để lại hậu quả khôn lường. Điều này sẽ bao hàm việc mất đi hệ thống sinh thái và làm cho thời tiết ngày càng khắc nghiệt. Hy vọng rằng bản báo cáo này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến những cuộc đàm phán tại COP24 này.

    Một đại biểu Caritas Quốc tế sẽ hiện diện tại COP24 ở thành phố Katowice.  Các nhân viên từ các tổ chức ở Pháp, Đức, Ba Lan, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh cũng sẽ có mặt tại sự kiện này.

    Thông Điệp của Caritas về Biến Đổi Khí Hậu

    Cartias kêu gọi mọi chính phủ tại cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu của LHQ chấp thuận những mục tiêu cao hơn và thay thế nhiên liệu hoá thạch bằng năng lượng tái tạo bền vững cho hệ sinh thái một cách lành mạnh, chậm nhất vào năm 2050. Cuốn Sách Quy Tắc cũng phải bảo vệ nhân quyền và đưa ra những chính sách về khí hậu ở cấp quốc gia để mọi người có thể tham gia.

    “Mỗi ngày, chúng ta chứng kiến hậu quả của việc biến đổi khí hậu đối với người nghèo và người chịu thiệt thòi trên thế giới. Bình đẳng, công bằng và công lý liên thế hệ phải là tiêu chí hướng dẫn cho những chính sách mới về khí hậu,” Adriana Opromolla, viên chức biện hộ cho vấn đề An toàn thực phẩm và Biến đổi khí hậu tại Caritas Quốc tế cho biết.

    Trong Laudato Si’ ĐTC Phanxicô viết “nhân loại được mời gọi nhận ra sự cần thiết phải thay đổi lối sống, việc sản xuất và tiêu thụ, để chống lại sự nóng lên này hoặc ít ra chống lại những nguyên nhân con người gây ra hoặc làm cho nó xấu đi.

    Thích ứng, giảm nhẹ, phục hồi, sẵn sàng đối phó với thảm hoạ và giảm bớt rủi ro thiên tai là những chiến lược quan trọng.  Việc hỗ trợ về tài chính và chính trị thì thực sự cần thiết. “Sự biến đổi là có thể, nhưng cần có quyết định chính trị để làm cho sự biến đổi thành hiện thực, Opromolla, người sẽ có bài phát biểu cho biết.

    Các nước phát triển hứa đóng góp $100 tỷ mỗi năm bắt đầu từ năm 2020 qua Quỹ Khí Hậu Xanh. Katowice sẽ là thời điểm cho mỗi chính phủ chứng tỏ cho thấy những gì họ đóng góp và số tiền sẽ được chuyển giao ra sao.

     

    Đối thoại về biến đổi khí hậu

    Tại các cuộc đàm phán vào năm 2017, thủ tướng Fiji, với tư cách là chủ tịch COP, đã giới thiệu Đối thoại Talanoa về Hoài Bão Khí Hậu, sẽ đồng chủ toạ với tổng thống Ba Lan, mở cửa cho sự tham gia có cơ sở. Nhiều cuộc đối thoại Talanoa địa phương hằng năm đã diễn ra trên khắp thế giới. Caritas cho rằng việc lắng nghe tiếng nói của người dân là điều thiết yếu để cổ võ cho những quyết định lành mạnh vì lợi ích chung, trong tiến trình hướng đến mục tiêu dài hạn dừng ở mức 1, 5 độ.

    Caritas cũng cho rằng các cuộc đàm phán ở Katowice phải cấu thành những chính sách nông nghiệp để mang lại lợi ích cho nông dân ở diện quy mô nhỏ. Những chính sách này phải bảo đảm vấn đề an toàn thực phẩm, tiêu thụ lành mạnh, hạnh phúc của con người và bảo vệ môi trường, kể cả các phương pháp tiếp cận sinh thái nông nghiệp.

    Chuyển ngữ: BTT – Caritas Việt Nam

    Most viewed news

    Related posts