Cách phòng lây nhiễm HIV trong gia đình người có HIV

  • Friday, 10:10 Date 11/07/2014
  • Nguyên nhân chính khiến gia đình, xã hội xa lánh người nhiễm HIV là do thiếu hiểu biết về HIV/ AIDS. Nhiều người cho rằng sống và làm việc với người HIV cũng có thể bị lây nhiễm HIV. Đó là một quan điểm hoàn toàn sai lầm vì thật ra HIV không dễ bị lây nhiễm như người ta tưởng tượng. Ngoài ba đường lây: qua máu, mẹ truyền sang con, tình dục thì HIV không thể lây qua các đường tiếp xúc thông thường giữa người với người như bệnh Cúm, Lao...

    1. Bệnh HIV/AIDS là gì? 

    - HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người, khi cơ thể bị HIV xâm nhập, virut phá hủy hồng cầu, bạch cầu, sức đề kháng của cơ thể không có sức chống lại, làm cơ thể yếu dần. Người nhiễm HIV vẫn sống cuộc sống bình thường, cơ thể cảm giác khỏe mạnh, không có dấu hiệu mắc bệnh.

     

    - AIDS (hay còn gọi là SIDA) là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, khi cơ thể không còn khả năng miễn dịch chống lại các bệnh khác, cơ thể dễ mắc các bệnh thông thường nhưng cơ thể không có sức chống lại bệnh tật, người bệnh chết vì mắc các bệnh thông thường đó như lở loét da, tiêu chảy, ho … từ khi người bệnh chuyển sang giai đoạn AIDS thì chỉ sống được khoảng vài tháng, nhiều nhất là 2 năm.

    2. Triệu chứng và các giai đoạn phát triển của bệnh HIV

    Sau khi nhiễm HIV, cơ thể sẽ trải qua 4 giai đoạn bệnh lý như sau:

    - Giai đoạn sơ nhiễm: Lúc mới nhiễm HIV sẽ có một vài biểu hiện như sốt mệt mỏi, nhức đau tay chân… kiểu như bị cảm cúm.

    - Giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng: Giai đoạn này, cơ thể gần như bình thường, không có biểu hiện triệu chứng. Lúc này bạch cầu chỉ bị tiêu diệt ít không đáng kể. Virus tiếp tục sinh sôi nẩy nở, nhìn bề ngoài không ai có thể biết được bệnh nhân đã bị nhiễm HIV, ngay cả chính bản thân người bệnh (nếu chưa xét nghiệm máu). Thời gian này kéo dài từ 5-10 năm.

    - Giai đoạn có liên quan đến AIDS: Sau vài tháng đến vài năm từ lúc bị nhiễm sẽ xuất hiện các triệu chứng như sút cân, sốt dai dẳng, đỗ mồ hôi ban đêm, nổi hạch, tiêu chảy… Các triệu chứng kéo dài hoặc tái đi tái lại báo hiệu tình trạng hệ miễn dịch đã bắt đầu suy sụp.

    - Giai đoạn bệnh AIDS: thực sự tương đương với hệ miễn dịch bị tàn phá gần hết, người bệnh chết dễ dàng vì các nhiễm trùng cơ hội như viêm màng não, viêm phổi, viêm ruột hoặc ung thư mạch máu, ung thư hạch… Giai đoạn này thường kéo dài không quá 2 năm. Có một số thuốc được dùng trong giai đoạn này nhưng chỉ giúp kéo dài sự sống một ít, còn không hoàn toàn điều trị dứt bệnh.

    Hiện nay, người nhiễm HIV được chia làm 4 thời kỳ :

    - Thời kỳ cửa sổ (phơi nhiễm): Thời kỳ này rất dễ lây lan cho người khác vì số lượng virus trong máu rất cao, nhưng chưa có kháng thể. Người bệnh thường bị sốt, viêm họng, nổi hạch, nhức đầu, khó chịu, phát ban. Do không có triệu chứng HIV gì đặc hiệu nên thầy thuốc thường hay chuẩn đoán chung là nhiễm siêu vi. Vì vậy, nếu sau khi quan hệ tình dục không an toàn (hay một sự cố nào gây nghi ngờ nhiễm HIV), nạn nhân cần xét nghiệm máu (kỹ thuật PCR) tìm ARN của HIV. Kháng thể kháng HIV xuất hiện trong máu muộn hơn, sau 6 tuần (thông thường là 3 tháng) mới xét nghiệm tìm kháng thể.

    - Thời kỳ nhiễm không triệu chứng HIV: Số lượng tế bào T4 giảm, nhưng lượng T4 không giống nhau ở mỗi người và sự giảm lượng T4 cũng không tỉ lệ thuận với mức độ nặng của bệnh. Lượng kháng nguyên tăng lên phản ánh sự nhân lên của virus mà hệ thống miễn dịch của cơ thể không khống chế được.

    - Thời kỳ nhiễm có triệu chứng HIV, giai đoạn sớm: Việc chuyển giai đoạn thể hiện qua các triệu chứng HIV sau: sốt, vã mồ hôi về đêm, tiêu chảy mãn (do HIV xâm nhập tế bào ở niêm mạc ruột), nổi hạch và đau đầu. Có thể có sarcome Kaposi xuất hiện sớm. Bắt đầu mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội như: nhiễm nấm Candida albicans ở niêm mạc miệng, nhiễm khuẩn hô hấp, viêm nha chu.

    - Thời kỳ nhiễm có triệu chứng HIV, giai đoạn muộn: Số lượng tế bào T4 ngày càng giảm thì khả năng mắc bệnh cơ hội ngày càng tăng. Khi T4 còn 200 tế bào/ml máu thì dễ bị viêm phổi và viêm màng não do Toxoplasma gondii, khi còn 100 tế bào/ml máu thì dễ bị nhiễm nhiều loại: Mycobacterium tuberculosis, nấm Candida albicans ở thực quản, viêm phổi do Herpes virus.

    3. Phòng lây nhiễm bệnh HIV trong gia đình người có HIV

    Nguyên nhân chính khiến gia đình, xã hội xa lánh người nhiễm HIV là do thiếu hiểu biết về HIV/ AIDS. Nhiều người cho rằng sống và làm việc với người HIV cũng có thể bị lây nhiễm HIV. Đó là một quan điểm hoàn toàn sai lầm vì thật ra HIV không dễ bị lây nhiễm như người ta tưởng tượng. Ngoài ba đường lây: qua máu, mẹ truyền sang con, tình dục thì HIV không thể lây qua các đường tiếp xúc thông thường giữa người với người như bệnh Cúm, Lao…

     

    Không phân biệt, kì thị là cách giúp người HIV hòa nhập với cộng đồng

    Vậy, để hạn chế sự lây nhiễm và tích lũy thêm kiến thức để chung sống với người nhiễm HIV cần:

    Về ăn uống, sinh hoạt: Người nhiễm HIV có thể ăn uống, sử dụng chung bàn, ghế, giường, tủ… với những người khác mà không sợ lây nhiễm HIV cho gia đình. Nhưng nếu như những dụng cụ ăn uống (bát, đĩa, cốc…) có dính máu của người nhiễm HIV thì cần rửa sạch bằng xà phòng. Người rửa cần đi găng tay cao su và băng kín các vết thương. Đối với bàn, ghế, giường bị dính máu, mủ, tinh dịch của người bị nhiễm thì cần được làm sạch đúng cách để phòng lây nhiễm. Đổ dung dịch Chlorine 0,5% hoặc Javen lên bề mặt bị dính máu, mủ, dịch chờ 10 – 20 phút, sau đó đeo găng tay cao su và dùng nước sạch cọ rửa chỗ bẩn đó. Nếu không có hóa chất trên thì dùng xà phòng bột hòa nước thay thế.

    Ngủ: Người nhiễm HIV có thể ngủ cùng với những người khác trong gia đình mà không sợ lây virut cho người đó. Người nhiễm HIV và người ngủ cùng vẫn có thể ôm ấp, nhưng tránh không để cho các chỗ da bị tổn thương của hai người tiếp xúc với nhau.

    Quan hệ tình dục: Người nhiễm HIV khi quan hệ tình dục nhất thiết phải dùng bao cao su. Với hai người cùng nhiễm HIV vẫn nên sử dụng bao cao su vì HIV có nhiều chủng khác nhau, mỗi người mắc HIV đều mang trong mình những chủng riêng biệt, nếu như không sử dụng biện pháp phòng tránh thì sự kết hợp của các chủng này với nhau sẽ làm cho người nhiễm HIV nhanh chóng chuyển sang giai đoạn AIDS, mức độ tử vong đến với người bệnh nhanh hơn. Tuy nhiên sử dụng bao cao su phải dùng ngay từ khi bắt đầu quan hệ tình dục

    Quần áo: Người nhiễm HIV có thể mặc chung quần áo với người khác. Tuy nhiên quần áo của người nhiễm HIV nếu có dính máu và dịch thì nên ngâm riêng trong dung dịch Chlorine nồng độ 0,5% hoặc dung dịch Javen trong khoảng 30 phút sau đó giặt lại bằng xà phòng. Nếu dính các chất đặc như nôn, phân thì phải gột nước cho sạch bớt trước khi ngâm Javen và giặt lại.

    Khi thu dọn các đồ thải dính máu, mủ hoặc tinh dịch của người nhiễm HIV (giấy, bông, băng gạc, kim tiêm…), cần dùng găng tay cao su hoặc kẹp dài để gắp rồi cho vào 2 lần túi ny-lon không bị thủng, sau đó đổ dung dịch Chlorine 0,5% hoặc nước Javen vào, ngâm 20 – 30 phút rồi buộc chặt túi nylon và cho vào thùng rác.

    Bên cạnh đó, bệnh nhân phải dùng riêng một số đồ dùng như: bàn chải đánh răng, dao cạo, cái nạo lưỡi, đồ làm móng tay.

    Nếu người trong gia đình bị những vật bén nhọn dùng cho bệnh nhân nhiễm HIV như kim tiêm, dao cạo… làm bị thương, cần để máu chảy và rửa vết thương dưới vòi nước sạch bằng xà phòng, sát trùng bằng cồn 70 độ. Sau đó, phải liên hệ ngay với cơ sở điều trị để được hướng dẫn điều trị dự phòng.

    Most viewed news

    Related posts