Những chân dung từ Aceh

  • Friday, 10:10 Date 19/12/2014
  • portrait

    Chỗi dậy từ cõi chếtMo Nazzarin chia sẻ: “Tôi đã tỉnh dậy giữa những người chết.” Anh đã được chất đống trong hàng trăm xác chết tại một nhà thờ Hồi giáo ở Meulaboh, Indonesia trong những giờ phút sau trận sóng thần ngày 26 tháng 12 năm 2014.“Tôi chỉ có thể nghĩ về việc tìm lại gia đình mình. Tôi đang ẵm đứa con trên tay, chạy khỏi những ngọn sóng. Sau đó thì chúng tôi bị lạc nhau. Tôi đưa nó vào một tòa nhà, sau đó cơn sóng đã cuốn lấy tôi.”Anh cố tìm họ, cố xác định người thân giữa những cơ thể bị bao phủ bởi bùn. Đi khắp Meulaboh trong những giờ phút đó giống như “sự kết thúc của thế giới.” Khoảng 40.000 người chết, một phần tư dân số thị trấn khi bị những cơn sóng ập vào từ ba phía. Thật kỳ diệu là anh tìm thấy 11 hay 12 người thân còn sống. Duy có đứa con gái 2 tháng tuổi đã chết.10 năm sau, họ sống cùng nhau trong một căn nhà được Caritas Switzerland xây dựng bên ngoài thị trấn, trong một ngôi làng có tên là Leuhan. Cùng với việc xây những căn nhà, Caritas cung cấp cho cộng đồng nước sạch, điện và những con đường.Những điều này hỗ trợ tốt cho các gia đình. Ori Fadrizal là một trong những đứa trẻ mà bố cậu đã đưa vào tòa nhà. Cậu bé giờ đã 19 tuổi và học xong trung học cơ sở.Ngôi nhà cuối cùng còn đứng vững

    “Một cậu bé kêu cứu trong nước nhưng tôi không thể làm gì được để cứu em.”Fajri Jakfar đang ở nhà tại Banda Aceh khi trận sóng thần ập đến. Anh nghe tiếng gào thét khi mọi người chạy khỏi đợt sóng đầu tiên, anh chạy bằng chiếc xe đạp. Anh cho biết: “Một con thuyền lướt ngang qua tôi như một chiếc trực thăng. Tôi bỏ chiếc xe đạp và chạy tìm một căn nhà cao.”Trong một phút ít ỏi anh đã với lấy một căn nhà, leo vào tầng hai, rồi lên nóc nhà. Có 20 người ở tầng hai và 30 người trên nóc.Anh nói: “Đợt sóng thứ hai ập đến giống như một chiếc xe ủi. Những tòa nhà bị cuốn đi. Người ta cố với những người trên nóc nhưng chúng tôi không thể cứu họ.”Một chiếc thuyền cá đâm vào ngôi nhà, nước ngập vào một nửa thuyền. Một chiếc thuyền khác đã bỏ sót họ. “Tất cả những ngôi nhà khác bị cuốn đi. Chúng tôi chờ đến lượt mình.”Nhưng ngôi nhà vẫn đứng vững và nước rút xuống. Những gì còn sót lại là khung cảnh hoang tàn không thể hình dung được. Anh chia sẻ: “Thi thể người chết và đống đổ nát la liệt. Cho đến chết, tôi không thể quên cảnh tượng này.” Anh sống trong căn lều tạm ba tháng. Gia đình anh làm nghề đánh cá, nhưng khi tất cả các chiếc thuyền bị phá hủy, họ không còn công việc nào nữa.Anh nói: “Niềm hy vọng đã trở lại với tôi khi tất cả các viện trợ quốc tế đến. Những người đánh cá khác đã nói về các vấn đề tìm việc làm để chúng tôi tổ chức một việc hợp tác và Caritas đã giúp chúng tôi xây dựng và trang bị các thuyền đánh cá lớn.”Dự án của Caritas được hỗ trợ bởi Đức cho phép hợp tác xây dựng hai tàu 40 tấn có thể hỗ trợ việc làm cho 60 người.Anh cho biết: “Sẽ mất nhiều thời gian hơn để chúng tôi có thể tự đứng trên đôi chân của mình nếu không có Caritas. Hiện tại, nhiều thứ đã tốt. Chúng tôi có trường học, bệnh viện và nhà cửa. Sự hợp tác này đang tiến triển tốt và chúng tôi có thể cải thiện những chiếc thuyền.”Và chiếc thuyền đã đâm vào ngôi nhà kia thì sao? Cuối cùng thì nó đâm vào đỉnh một tòa nhà khác, vẫn còn ở đó cho đến ngày hôm nay như một sự tưởng niệm của sóng thần và nguồn thu từ khách du lịch đến với địa phương.Còn cậu bé anh không thể cứu, anh Fajri Jakfar cho biết: “Chúng tôi đã tìm được cậu ở bên kia một tòa nhà. Cậu bé đã sống sót.”Bánh quy cho người Hà LanKhông ai chắc Halimah thực sự bao nhiêu tuổi. Bà nghĩ có lẽ bà 113 tuổi, người khác thì nói là 103 tuổi. Nhưng chắc chắn bà đã chứng kiến nhiều lịch sử.

    Ba Halimah
    Halimah hơn 100 tuổi. Bà đang sống trong một ngôi nhà được Caritas xây dựng. Ảnh: Patrick Nicholson/Caritas

    Khi còn bé, Halimah nói rằng làng ven biển của bà ở gần Meulaboh nhỏ hơn cánh rừng. Bà nhớ là bà bánh bánh quy cho những người Hà Lan định cư trong suốt thời kỳ thuộc địa. Bà đã chứng kiến họ rời đi khi người Nhật đặt chân đến trong suốt chiến tranh thế giới lần thứ 2. Bà nói: “Họ cũng giống nhau thôi.” Sau đó, có nhật thực, ngày chuyển thành đêm.Và bà nhớ cái ngày 26 tháng 12 năm 2004 – ngày của sóng thần.“Đứa cháu gái của tôi kết hôn vào ngày hôm đó, vì thế cả gia đình nghỉ ngơi để chuẩn bị.” Một phụ nữ trở thành góa phụ trong hơn hai thập kỷ, cô gái chỉ còn lại một mình khi động đất đến, sau đó là sóng thần. Bà cho biết: “Hàng xóm của tôi đều chạy trốn. Khi chúng tôi nghe mọi người hét lên là sóng thần đang ập đến, tôi leo lên một cái thang để lên nóc nhà.” Nhiều ngôi nhà bị cuốn đi, nhưng bà đã cố bám vào xà nhà. Bà nói: “Tạ ơn Chúa tôi vẫn sống sót.” Halimah đã sống bốn ngôi nhà trong đời mình. Một cái là bà đang sống bây giờ, được xây dựng với sự hỗ trợ của mạng lưới Caritas, bà nói nó là cái tốt nhất. “Trước đây chúng được làm bằng gỗ và tre. Giờ thì bằng bê tông. Nó sạch sẽ và chắc chắn hơn nhiều. Tôi cảm thấy an toàn hơn.”Tái sinhTạ ơn rằng ngày 26 tháng 12 là ngày Chúa nhật. Đó là ngày duy nhất trong tuần mà trường mẫu giáo Nabila đóng cửa. Vào năm 2004, trường được làm bằng gỗ. Khi sóng thần đến, nó bị cuốn trôi hoàn toàn. Hilda thì ngược lại. Con trai bà đã ở đó. Cậu bé bị sóng thần cuốn đi khi mới là em bé hai tháng tuổi. “Tôi bị ngọn sóng cuốn đi và mắc vào một cái cây. Sau đó tôi lại bất tỉnh. Khi tỉnh dậy thì biết mình bị mắc kẹt bên trong một ngôi nhà trong khi nước đang dâng lên. Không hiểu làm sao tôi có thể sống sót.”Mạng lưới Caritas đã giúp xây lại trường học. Khi trường mở cửa trở lại, Hilda trở thành một giáo viên ở đó. “Trước cơn sóng thần, tôi chỉ là một người mẹ. Sau khi mất những đứa con, tôi quyết định dành cuộc đời mình làm một giáo viên để giúp những đứa trẻ.”Nhiều phụ huynh của các em nhỏ tại trường mẫu giáo Nabila bị chấn thương. Đó là một trường học tốt gần nhà, vì nó gần để họ đến kịp khi thời tiết xấu hoặc thủy triều lên cao. Giờ thì trường được làm bằng bê tông, với kích thước gấp đôi. Trước đây, đó là trường nội trú, nơi các em bé nằm ngủ “giống như cá” trên nền nhà bê tông. Giờ thì nó hiện đại và sạch sẽ. Cô cho biết: “Đó là trường mẫu giáo tốt nhất ở Meulaboh. Hiện giờ, đó là một cơ hội tuyệt vời cho trẻ em học và phát triển.” Cách đây hai tháng, ở tuổi 39, 10 năm sau trận sóng thần, Hilda đã sinh một bé trai tên là Mohammed. Cô chia sẻ: “Tôi rất hạnh phúc. Con trai đã giúp tôi vượt qua sau những gì đã diễn ra. Nó là niềm vui tuyệt vời của tôi.”

    Nguồn: Caritas Internationalis

    Most viewed news

    Related posts