Tài liệu số 15 Phục hồi chức năng trẻ tự kỷ

  • Tuesday, 10:10 Date 12/11/2013
  • LỜI GIỚI THIỆU

    Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ) đã được triển khai ở ViệtNam từ năm 1987. Bộ Y tế đã rất quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện côngtác PHCNDVCĐ ở các địa phương. Được sự phối hợp của Bộ Lao động, Thươngbinh & Xã hội, Bộ Giáo dục & Đào tạo và các Bộ, Ngành liên quan khác, cũngnhư sự chỉ đạo, đầu tư của chính quyền các cấp, sự giúp đỡ có hiệu của các tổchức quốc tế, công tác PHCNDVCĐ ở nước ta trong thời gian qua đã giành đượcmột số kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. Nhiều cấp lãnh đạo Bộ, Ngành, địaphương đã thấy rõ tầm quan trọng của PHCNDVCĐ đối với việc trợ giúp ngườikhuyết tật nhằm giảm tỷ lệ tàn tật, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng, nâng caochất lượng cuộc sống. Về tổ chức, đến nay đã hình thành mạng lưới các bệnh việnĐiều dưỡng – PHCN, các trung tâm PHCN, các khoa Vật lý trị liệu – PHCN với nhiềuthày thuốc được đào tạo chuyên khoa sâu về PHCN, tham gia triển khai thực hiệnkỹ thuật PHCN ở các địa phương.

    Nhằm đẩy mạnh chương trình PHCNDVCĐ ở Việt Nam, yêu cầu về tài liệu hướngdẫn PHCNDVCĐ để sử dụng trong toàn quốc là rất cấp thiết và hữu ích. Với sựgiúp đỡ kỹ thuật của chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sự tài trợ, chiasẻ kinh nghiệm có hiệu quả của Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCNV), từ năm2006, Bộ Y tế đã bắt đầu tiến hành tổ chức biên soạn bộ tài liệu để sử dụng thốngnhất trong chương trình PHCNDVCĐ trên toàn quốc. Sau nhiều lần Hội thảo, xiný kiến đóng góp của các chuyên gia Y học trong nước và nước ngoài, đến nay, Bộtài liệu về PHCNDVCĐ đã hoàn thành và đã được Bộ Y tế phê duyệt. Bộ tài liệunày bao gồm:

    n Tài liệu “Hướng dẫn quản lý và thực hiện PHCNDVCĐ” dành cho cán bộ quảnlý và lập kế hoạch hoạt động PHCNVCĐ.

    n Tài liệu “Đào tạo nhân lực PHCNDVCĐ” dành cho các tập huấn viên vềPHCNDVCĐ.

    n Tài liệu “Hướng dẫn cán bộ PHCN cộng đồng và Cộng tác viên về PHCNDVCĐ”.

    n Tài liệu “Hướng dẫn người khuyết tật và gia đình về PHCNDVCĐ”.

    n 20 cuốn tài liệu hướng dẫn thực hành về PHCN theo các dạng tật thường gặp.Nội dung của bộ tài liệu được xây dựng dựa trên những tài liệu sẵn có về phụchồi chức năng và PHNCDVCĐ của WHO và được điều chỉnh cho phù hợp với thựctế tại Việt Nam.

    4 Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng / Tài liệu số 15

    Cuốn “Phục hồi chức năng trẻ tự kỷ” này là một trong 20 cuốn hướng dẫn thựchành về phục hồi chức năng các dạng tật thường gặp nói trên. Đối tượng sử dụngcủa tài liệu này là cán bộ PHCN cộng đồng, cộng tác viên PHCNDVCĐ, gia đìnhngười khuyết tật. Nội dung cuốn sách bao gồm những kiến thức cơ bản nhất vềkhái niệm, triệu chứng, cách phát hiện, các biện pháp chăm sóc và PHCN cho trẻtự kỷ. Ngoài ra, tài liệu cũng cung cấp một số thông tin cơ bản về những nơi cóthể cung cấp dịch vụ cần thiết mà gia đình trẻ tự kỷ có thể tham khảo.

    Tài liệu hướng dẫn này đã được soạn thảo công phu của một nhóm các tác giảlà chuyên gia PHCN và PHCNDVCĐ của Bộ Y tế, các bệnh viện trực thuộc trungương, các trường Đại học Y và Y tế công cộng, trong đó TS Trần Thị Thu Hà là tácgiả chính biên tập nội dung.

    Trong quá trình soạn thảo bộ tài liệu, Cục quản lý khám chữa bệnh đã nhận đượcsự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của Uỷ ban Y tế Hà Lan Việt Nam (MCNV), trongkhuôn khổ chương trình hợp tác với Bộ Y tế về tăng cường năng lực PHCNDVCĐgiai đoạn 2004-2007. Một lần nữa, chúng tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quýbáu này của MCNV. Ban biên soạn trân trọng cảm ơn những góp ý rất giá trị củacác chuyên gia PHCN trong nước và các chuyên gia nước ngoài về nội dung, hìnhthức cuốn tài liệu.

    Trong lần đầu tiên xuất bản, mặc dù nhóm biên soạn đã hết sức cố gắng nhưngchắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Mong bạn đọc gửi những nhận xét, phản hồicho chúng tôi về bộ tài liệu này, để lần tái bản sau, tài liệu được hoàn chỉnh hơn.Mọi thông tin xin gửi về: Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, 138A Giảng Võ,Ba Đình, Hà Nội.

    Trân trọng cảm ơn.

    TM. BAN BIÊN SOẠNTRƯỞNG BANTS. Nguyễn Thị Xuyên

    Xem chi tiết tài liệu số 15 tại đây

    Most viewed news

    Related posts