Trẻ em Việt Nam bị bán sang Anh làm nô lệ trong các trang trại cần sa

  • Saturday, 10:10 Date 01/09/2018
  • Quy mô canh tác loại cây nguy hiểm này ngày càng phức tạp, con số ngày càng lớn. Theo số liệu chính thức từ tờ báo London Evening Standard, cứ trung bình hai ngày là có 1 trang trại mới được mở  ra, theo Reuters.

    Một đồn điền cần sa được phát hiện vào năm 2017 trong một hầm hạt nhân dưới lòng đất gần Swindon, Wiltshire, Anh. (Ảnh: EPA)

    Theo số liệu chính phủ thống kê, hàng trăm trẻ em từ Việt Nam và các nước khác như Sudan, Eritrea, Afghanistan và Iraq bị bán sang thường làm việc trong các trang trại trong khu dân cư, điều kiện sinh sống kém vì đèn điện chiếu cả ngày, dây điện vương khắp nơi trong khi các cửa sổ bị đóng kín để tránh lao động bỏ trốn.

    Bà Catherine Baker, một viên chức làm việc tại tổ chức chống buôn bán trẻ ECPAT UK cho biết cảnh sát thường đối xử với những trẻ em là lao động nước ngoài tại những trang trại cần sa như những tội phạm thay vì giúp đỡ họ.

    Một thanh niên Việt Nam bị cảnh sát Anh bắt giữ. (Ảnh: Aljazeera)

    Anh quốc được xem là nhà lãnh đạo quốc tế trong cuộc chiến chống chế độ nô lệ đã thông qua Đạo luật nô lệ hiện đại năm 2015 cho tù nhân buôn người, bảo vệ người dễ bị tổn thương và buộc các doanh nghiệp lớn phải giải quyết mối đe dọa cưỡng bức lao động.

    Tuy nhiên, những trẻ em là nạn nhân của chế độ nô lệ này không đảm bảo được sự hỗ trợ của chuyên gia và các nhà vận động. Luật này không làm ảnh hưởng nghiêm trọng trong thương mại ước tính tốn hàng tỷ bảng Anh mỗi năm.

    Bà Chloe Setter thuộc tổ chức thiện nguyện ECPAT UK chuyên bảo vệ cho các trẻ em là nạn nhân của nạn buôn người cho biết chưa có băng nhóm buôn người Việt Nam nào bị truy tố vì đưa trẻ em đến đây làm nô lệ trồng cần sa. Nhưng những nạn nhân bị bán làm nô lệ bị nhốt, bị truy tố và kết tội nhiều hơn là truy tố những kẻ đã bóc lột các em.

    Tháng 2/2018, chính phủ Anh bị chỉ trích vì từ chối tị nạn đối với một đứa trẻ Việt Nam mồ côi bị bán vào nước này khi còn nhỏ để sau này làm việc trong nghành công nghiệp cần sa.

    Ngày nay, Anh quốc là nơi có ít nhất 136.000 nô lệ. Nhóm nhân quyền người Úc Walk Free cho biết con số này cao gấp 10 lần so với ước tính của chính phủ vào năm 2013.

    Hơn 2.000 trẻ em nghi ngờ bị bán sang Anh quốc vào năm ngoái. Hầu hết phải đối mặt với nạn khai thác tình dục, nô lệ và cưỡng bức lao động. Đó là con số cao kỷ lục và tăng 66% so với năm trước.

    Bà Baker cho biết những trẻ em dễ bị tổn thương này đang bị lợi dụng trong những điều kiện vô cùng nguy hiểm, chúng được trả lương rất ít hoặc không trả, và có thể bị những kẻ buôn người lạm dụng cả về thể chất lẫn tinh thần để trả cho số nợ lên đến 30.000 USD (chi phí được đưa sang Anh, tương đương gần 900 triệu đồng).

    Thanh Hiền

    Most viewed news

    Related posts