Giáo huấn xã hội Công giáo có thể giúp cứu lão hóa xã hội Một suy tư về Hội nghị Rome gần đây về tuổi già và khuyết tật

  • Thứ bảy, 10:10 Ngày 01/03/2014
  • Tuổi già và khuyết tật là chủ đề của Đại hội lần thứ 20 của Học viện Giáo hoàng về sự sống tổ chức tuần trước tại Rome.Với sự tiến bộ của công nghệ y tế, đời sống con người kéo dài hơn. Cùng với sự gia tăng tuổi thọ, cũng sẽ có nhiều người già với đủ loại khuyết tật hơn. Nói chung, hiện nay có nhiều người trong độ tuổi 60 hơn so với độ tuổi dưới năm. Vào năm 2030, sẽ có nhiều người trong độ tuổi 60 hơn số người dưới 10 tuổi. WHO ước tính có khoảng 1 tỷ cá nhân trên toàn thế giới là người khuyết tật trong đó có 25% là người già.Có nhiều loại khuyết tật dẫn đến nhiều lối sống. Ở độ tuổi này thường có các bệnh liên quan đến đột quỵ, bệnh tim, tiểu đường, viêm khớp, mất trí nhớ và những hậu quả của chúng. Bệnh tật càng nhiều thì càng cần nhiều sự chăm sóc sức khỏe và cũng dẫn đến đói nghèo.Với số lượng người già và khuyết tật ngày càng tăng, nhiều quốc gia đang phải đối mặt với vấn đề gia tăng ngân sách tăng cho việc chăm sóc. Ở khắp nơi, mối bận tâm về việc phân phối, tiếp cận, chất lượng và tính bền vững tài chính được nêu lên. Người ta lo ngại rằng vấn sẽ bùng nổ với tình trạng bất ổn xã hội lớn trong tương lai gần.Giáo huấn xã hội Công giáo có thể đưa ra giải pháp với các nguyên tắc liên đới và bổ trợ. Liên đới có thể thúc đẩy mối liên kết với gia đình và họ hàng như cấu trúc xã hội hữu cơ thay thế cho viện trợ của chính phủ. Bổ trợ thì kêu gọi giảm bớt sự tập trung vào tuổi già và điều này có thể cung cấp cứu trợ. Một số diễn giả cũng đề cập đến sự cần thiết phải thay đổi phương thức chăm sóc sức khỏe với sự nhấn mạnh nhiều hơn vào công tác phòng chống và giáo dục.Người già và người khuyết tật được coi là nhóm yếu và dễ bị tổn thương trong xã hội. Những suy nghĩ hiện đại phải đối mặt với hai câu trả lời khó khăn và đôi khi trái ngược nhau. Một mặt, việc nhấn mạnh vào sự chăm sóc, công lý và không phân biệt đối xử đòi hỏi quan tâm hơn đến những người cần. Mặt khác, não trạng khoái lạc và thực dụng đề cao sự hoàn hảo và trẻ trung vĩnh viễn cần phải một thời gian khó khăn để chấp nhận sự mỏng manh và sự phụ thuộc của các nhóm này. Điểm sau nhấn mạnh đến quyền tự chủ và tự hoàn thiện có thể dẫn đến cổ võ an tử và trợ tử như là giải pháp cho sự suy giảm của cá nhân.Sự mâu thuẫn này được ghi nhận trong Công ước của Liên Hợp Quốc năm 2008 về Quyền của Người khuyết tật. Dù có những yếu tố tích cực được đề cập trong việc bảo vệ người khuyết tật, công ước này không được Tòa Thánh ký nhận, vì nó khẳng định quyền phá thai.Nhà đạo đức học Pháp Marie Jo Thiel nói về sự cần thiết phải thay đổi mô hình liên quan đến người khuyết tật, phải nhìn họ không chỉ là người thiếu thốn và khốn khổ, mà còn nâng cao bản thân họ qua nhân quyền và đạo đức y học, nhìn nhận họ là anh chị em.Tuổi già là một điều kiện bí ẩn mà khoa học đang cố gắng thâm nhập và có thể chinh phục. Tuổi thọ trung bình trên toàn thế giới đã tăng gấp ba lần trong vòng 100 năm qua. Chúng ta có thể kéo dài hơn nữa không? Mục tiêu của y học hiện đại dường như nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ mà không khuyết tật. Có rất nhiều nhà nghiên cứu đang cố gắng khám phá ra nguyên nhân của sự lão hóa để đảo ngược nó. Y học tái tạo nhằm mục đích thay thế các tế bào và các mô bị hư hỏng thông qua liệu pháp tế bào gốc. Nhưng chúng ta phải đặt câu hỏi: nó có giá trị thời gian không, và với giá nào? Cuộc sống kéo dài vô hạn và một hiện hữu không bị khuyết tật có phải là mục tiêu cuối cùng của y học không? Đức tin Kitô giáo cho chúng ta một câu trả lời khác về ý nghĩa của sự bất tử.

    Đức Giáo Hoàng Phanxicô mới nói chuyện với các thành viên của Hội nghị: "Sức khỏe chắc chắn là một giá trị quan trọng, nhưng nó không quyết định giá trị của một con người... Nỗi đau lớn nhất mà người già trải nghiệm không phải là sự suy yếu của cơ thể, cũng không phải là khuyết tật, nhưng là sự bỏ rơi, loại trừ và không được yêu thương."

    Fr. Joseph Tham

    Fr. Joseph Tham là một giáo sư tại các trường học của đạo đức sinh học , Giáo hoàng Ateneo Regina Apostolorum

    Chuyển ngữ: Anna Thanh Huyền FMA

    Fr. Joseph Tham

    Bài viết liên quan