Phục hồi chức năng trẻ giảm thính lực (khiếm thính)

  • Thứ ba, 10:10 Ngày 17/09/2013
  • Cuốn “Phục hồi chức năng trẻ giảm thính lực” này là một trong 20 cuốn hướng dẫn thực hành về phục hồi chức năng các dạng tật thường gặp nói trên. Đối tượng sử dụng của tài liệu này là cán bộ PHCN cộng đồng, cộng tác viên PHCNDVCĐ, gia đình người khuyết tật. Nội dung cuốn sách bao gồm những kiến thức cơ bản nhất về khái niệm, triệu chứng, cách phát hiện, các biện pháp chăm sóc và PHCN cho trẻ giảm thính lực. Ngoài ra, tài liệu cũng cung cấp một số thông tin cơ bản về những nơi có thể cung cấp dịch vụ cần thiết mà gia đình trẻ có thể tham khảo.

    Những khó khăn của trẻ bị nghe kém

    Giao tiếp

    Trẻ nghe kém thường không bắt kịp vào các cuộc nói chuyện đang diễn ra xung quanh. Do nghe không rõ ràng và hiểu không thấu đáo ý nghĩa của cuộc nói chuyện, trẻ thường ngơ ngác khi được hỏi. Trẻ hay hỏi lại người đối thoại. Nếu bị điếc, trẻ hoàn toàn phải sử dụng dấu và cử chỉ để giao tiếp.

    Đây là khó khăn đối với mọi người xung quanh vì phải học dấu để giao tiếp với trẻ.

    Học hành

    Vì trẻ không nghe được như bình thường nên việc nghe giảng rất khó khăn, dẫn tới các trở ngại trong học tập. Mặc dù trẻ bị giảm thính lực có thể học lớp hoà nhập với các trẻ bình thường khác, nhưng giáo viên, các trẻ khác cũng cần học giao tiếp bằng dấu và chữ cái ngón tay với trẻ. Các môn học như văn học, Tiếng Việt, Sử, Địa... cần nghe nói và viết nhiều nên trẻ thường gặp khó khăn. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, không có đủ giáo viên và giáo viên cũng không đủ thời gian để kèm thêm cho trẻ. Những điều này càng gây khó khăn cho trẻ trong học tập.

    Để các trẻ em khác có thể giao tiếp tốt hơn với trẻ, giáo viên cần làm một bảng chữ cái ngón tay treo ở một bên cạnh bảng đen. Mọi người trong lớp học và trong gia đình trẻ cần học cách giao tiếp này.

    Xã hội

    Trẻ bị giảm thính lực thường bị hạn chế trong quan hệ xã hội và kết bạn, giao lưu do khó khăn về giao tiếp. Cộng tác viên nên lưu ý cha mẹ trẻ về điều này, hãy để một vài bạn khác hỗ trợ trẻ trong các hoạt động chơi nhóm.

    Đối với trẻ muốn tham gia chơi nhóm cần hiểu được luật chơi và những quy định thưởng phạt. Cần để vài bạn giải thích kỹ cho trẻ về việc này.

    Xem toàn bộ tài liệu PHCN trẻ khiếm thính

    Đây là tài liệu thứ chín nằm trong loạt tài liệu về phục hồi chức năng mà chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu đến quý độc giả:

    1. PHCN sau tai biến mạch máu não (tháng 1/2013)

    2. PHCN tổn thương tủy sống (tháng 2/2013)

    3. PHCN trẻ trật khớp háng bẩm sinh (tháng 3/2013)

    4. PHCN trong viêm khớp dạng thấp (tháng 4/2013)

    5. PHCN bàn chân khoèo bẩm sinh (tháng 5/2013)

    6. PHCN cong vẹo cột sống

    7. PHCN cho NKT giảm chức năng nhìn (tháng 7/2012)

    8. PHCN nói ngọng nói lắp, thất ngôn (tháng 8/2013)

    9. PHCN trẻ giảm thính lực (Khiếm thính) (tháng 9/2013)

    10. PHCN trẻ chậm phát triển trí tuệ (tháng 10/2013)

    11. PHCN trẻ tự kỷ (tháng 11/2013)

    12. PHCN cho người có bệnh tâm thần (tháng 12/2013)

    Bài viết liên quan