Báo cáo mới, UNICEF cùng cộng tác, nêu tác động chết người và ngày càng tăng của ô nhiễm không khí

  • Thứ sáu, 08:28 Ngày 21/06/2024
  • © UNICEF/E.Osipova Ô nhiễm không khí- nguy cơ cao về sức khỏe môi trường của trẻ em.

    Báo cáo Tình trạng không khí toàn cầu (SoGA) được công bố, hôm thứ Tư, với sự cộng tác của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo sự ô nhiễm không khí đang ngày càng ảnh hưởng đến sức khỏe con người - và hiện là mối đe doạ toàn cầu lớn thứ hai gây tử vong sớm.

    Ấn bản thứ năm của báo cáo do Viện Health Effects Institute (HEI) công bố tiết lộ ô nhiễm không khí đã gây ra 8,1 triệu ca tử vong trên toàn thế giới trong năm 2021 và hàng triệu người đang phải đối mặt với các bệnh mãn tính gây suy giảm sức khoẻ , tác động đến hệ thống chăm sóc sức khỏe, nền kinh tế và xã hội.

    Hơn nữa, báo cáo cho thấy trẻ em dưới 5 tuổi, đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương bởi ô nhiễm không khí, khiến hơn 700.000 trẻ trong độ tuổi này thiệt mạng trong năm 2021.

    'Dự đoán chân thực'

    Báo cáo của SoGA cho thấy các chất ô nhiễm như các hạt bụi mịn trong không khí (PM2.5) – hình thành từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và chất thải trong các lĩnh vực giao thông vận tải, nhà ở, cháy rừng, v.v. - gây ra hơn 90% số ca tử vong do ô nhiễm không khí toàn cầu và được coi là “dự báo nhất quán và chân thực về tình trạng sức khỏe kém trên toàn cầu ”.
    Các chất ô nhiễm khác như ô nhiễm không khí trong nhà, khí ozone (O3) và nitơ dioxide (NO2) - có thể tìm thấy trong khí thải giao thông - cũng góp phần làm suy giảm sức khỏe con người trên toàn cầu.

    Chủ tịch HEI, Tiến sĩ Elena Craft cho biết bà hy vọng thông tin trong báo cáo sẽ truyền cảm hứng cho sự thay đổi.
    “Ô nhiễm không khí có tác động to lớn đến sức khỏe. Chúng tôi biết rằng việc cải thiện chất lượng không khí và sức khỏe cộng đồng toàn cầu là điều thiết thực và có thể đạt được ”, bà nói.

    Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các chất ô nhiễm như PM2.5 còn góp phần tạo ra khí nhà kính đang làm hành tinh nóng lên. Khi trái đất ấm lên, những khu vực có hàm lượng NO2 cao sẽ có nồng độ khí ozone cao, điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến sức khỏe.
    Tiến sĩ Pallavi Pant, Giám đốc Y tế Toàn cầu của HEI cho biết: “Báo cáo mới này đưa ra lời nhắc nhở mạnh mẽ về những tác động đáng kể của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người, vượt quá khả năng chống chịu của trẻ nhỏ, người già và các nước thu nhập trung bình và thấp.”

    Bà tiếp tục: “Điều này chỉ ra thời điểm để các thành phố và quốc gia xem xét chất lượng không khí và ô nhiễm không khí là những yếu tố nguy cơ cao khi triển khai các chính sách y tế cũng như các chương trình phòng ngừa và kiểm soát bệnh không lây nhiễm khác”.
    Trẻ em 'đặc biệt dễ bị tổn thương'
    Báo cáo cho biết trẻ em “đặc biệt dễ bị tổn thương” trước ô nhiễm không khí và các tác động có thể bắt đầu từ trong bụng mẹ. Báo cáo nêu việc trẻ nhỏ tiếp xúc với ô nhiễm không khí đã dẫn đến 1/5 số ca tử vong trên toàn cầu, bệnh viêm phổi và hen suyễn, đồng thời ảnh hưởng đến các trẻ chịu nhiều sự bất công hơn so với trẻ em ở các nước có thu nhập cao.

    Bapt/Hassan Afridhi

    UNICEF Kitty van der Heijden cho biết, có gần 2.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí.
    “ Sự cấp bách toàn cầu là không thể phủ nhận ,” bà nói. “Các chính phủ và doanh nghiệp cần cấp bách xem xét các đánh giá này cũng như dữ liệu sẵn có tại địa phương và sử dụng chúng nhằm đưa ra hành động có ý nghĩa, tập trung vào đối tượng trẻ em nhằm giảm ô nhiễm không khí và bảo vệ sức khỏe trẻ em.”

    Tiến bộ đã đạt được

    Ngoài việc chia sẻ thông tin chi tiết về tác động tiêu cực của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe nhân loại, báo cáo của SoGA cũng xác thực đã có sự nhận thức tốt hơn về tác hại của việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong nhà và do mức tiếp cận năng lượng sạch để nấu ăn ngày càng tăng, tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm 53% kể từ năm 2000.

    Ngoài ra, các khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất đã bắt đầu giải quyết vấn đề này bằng cách lắp đặt mạng lưới giám sát ô nhiễm không khí, thực hiện các chính sách chất lượng không khí nghiêm ngặt hơn và hơn thế nữa - đặc biệt tại Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Châu Á.

    Nguồn: https://news.un.org/en/story/2024/06/1151191

    Chuyển ngữ: PTT – Caritas Việt Nam
     

    Bài viết liên quan