Bảo vệ quyền của trẻ em trên khắp thế giới – FAQs

  • Thứ sáu, 10:10 Ngày 21/11/2014
  • Tre em di cu

    Caritas giúp đỡ trẻ tị nạn Syria tại Zarka, một thị trấn phía Tây Nam của Amman, Jordan. Ảnh: Alessio Romenzi/Caritas Switzerland

    Tại một số nơi trên thế giới, chiến tranh, bạo lực, nghèo đói và lạm dụng diễn ra đồng nghĩa với việc trẻ em không được an toàn chính tại ngôi nhà của chúng. Nhiều em phải rời đi, với cha mẹ hoặc một mình, hy vọng tìm một nơi an toàn hơn để sống và có thể phát triển.Trẻ em di cư, đặc biệt là những em không có người thân rất dễ bị tổn thương do bị lạm dụng. Vì thế, cộng đồng quốc tế cần đảm bảo bảo vệ những trẻ em này. Caritas hỗ trợ Công ước về Quyền trẻ em như một thỏa thuận trọng tâm trong việc đảm bảo quyền trẻ em trên khắp thế giới.1.    Công ước về quyền trẻ em là gì? Công ước về quyền trẻ em là hiệp ước được phê chuẩn phổ biến nhất trong lịch sử về quyền con người. Nó bảo vệ quyền của người dưới 18 tuổi ở khắp mọi nơi. Điều này cũng bao gồm quyền được bảo vệ, được chăm sóc sức khỏe và đầy đủ lương thực dinh dưỡng và quyền trẻ em được thể hiện bản thân – và những điều khác. Công ước này được Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày 20 tháng 11 năm 1989. 2.    Tại sao Caritas hỗ trợ Công ước này?Caritas tin rằng trẻ em nên được bảo vệ và nuôi dưỡng. Công ước đặt nền tảng cho việc bảo vệ trẻ em không bị lạm dụng quyền lợi. Caritas tin rằng việc thiết lập và bảo vệ quyền con người là là chìa khóa thúc đẩy nhân phẩm. Sự phát triển toàn diện con người là trung tâm điểm công việc của Caritas. Tôn trọng phẩm giá con người là nền tảng của điều này.Caritas triển khai các dự án thúc đẩy quyền trẻ em, chẳng hạn: chương trình dinh dưỡng trường học đảm bảo trẻ có đủ thức ăn dinh dưỡng, giáo dục cho trẻ em phải xa trường học, và tạo những những khu vực an toàn để trẻ tị nạn và di cư vui chơi. Caritas hỗ trợ chiến dịch Chấm dứt việc giam giữ trẻ em di cư nhằm mục đích nâng cao ý thức về những tác động khủng khiếp của việc giam cầm trẻ di cư.  3.    Những nước nào đã chấp thuận Công ước?Hơn 190 quốc gia chấp thuận Công ước. Chỉ có hai quốc gia không tham gia là Somalia và Hoa Kỳ. Somalia không có khả năng chính trị để chấp thuận và Hoa Kỳ đã ký vào Công ước nhưng cần thời gian để kiểm tra pháp luật liên bang và tiểu bang trước khi phê chuẩn Công ước. 4.    Liệu chấp thuận Công ước có nghĩa là quyền trẻ em được bảo vệ tại các quốc gia này?Lộ trình từ chấp thuận một Công ước đến tích hợp nó vào luật pháp quốc gia và đảm bảo rằng mọi người được tiếp cận với công lý thông qua những luật lệ này là một con đường dài. Công ước là một nền tảng tốt để bảo vệ quyền trẻ em nhưng luật pháp quốc gia nên phản ánh tất cả các nguyên tắc và nên được thực hiện để bảo vệ mọi trẻ em, bao gồm các trẻ di cư.

    Nguồn: Caritas Internationalis

    Bài viết liên quan