Biến đổi khí hậu gây trở ngại lớn cho xóa đói giảm nghèo

  • Thứ ba, 10:10 Ngày 30/09/2014
  • Bien doi khi hau

    Một phụ nữ đi lấy gỗ ở Darfur, Sudan. Annie Bungeroth/ACT Caritas

    Khi đói nghèo biến mỗi ngày trở thành một trận chiến sinh tồn, biến đổi khí hậu là một gánh nặng trong việc chống lại nghèo đói. Đó là lý do tại sao tôi đến New York tuần này để kêu gọi các chính phủ phải hành động ngay.

    Tôi đã tham gia với các lãnh đạo của nhiều tôn giáo tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu từ 21 đến 22 tháng 9. Vào thời điểm này, những người hỗ trợ Caritas ở khắp nơi trên thế giới đã cùng với hàng trăm ngàn người tập hợp lại tại các thành phố lớn như New York, London và Paris để kêu gọi hành động khẩn cấp trong việc giải quyết biến đổi khí hậu.

    Cùng với nhau, chúng ta hy vọng tạo ấn tượng với các lãnh đạo thế giới họp tại Liên Hiệp Quốc hôm nay tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu rằng hành động khẩn cấp là điều cần thiết.

    Thông điệp rõ ràng: biến đổi khí hậu là một rào cản lớn cho việc xóa đói giảm nghèo. Tuyên bố chúng tôi đã đọc:“Khi những người ít gây ra nguyên nhân dẫn tới biến đổi khí hậu nhất là những người chịu những ảnh hưởng nặng nhất, nó tạo nên sự bất công. Các giải pháp công bằng là hết sức cần thiết.”

    Chúng ta là những người kế thừa hai thế kỷ đánh dấu bước ngoặt của sự thay đổi công nghệ, thông qua cuộc cách mạng công nghiệp và điện tử. Chúng ta đã thấy hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo trên thế giới nhưng mắc phải một số căn bệnh hiểm nghèo mãi mãi.

    Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế suốt thời gian này phải trả giá đắt. Gần một tỉ người vẫn đang sống trong nghèo đói. Thế giới chúng ta đang sống ngày hôm nay đang phát triển không đồng đều.

    Qua mô hình tiến bộ và phát triển, đặc biệt là việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Chúng ta đã đưa ra một quyết định ảnh hưởng đến thế giới tự nhiên. Đất, rừng, sa mạc, sông băng, sông và biển đang biến đổi.

    Mặc dù các vụ thu hoạch kém, đất đai khô cằn, đại dương nhiễm axit hay thời tiết khắc nghiệt và không thể lường trước (thường xuyên,thảm khốc), ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là không thể nhầm lẫn, được khoa học chứng minh là vượt khỏi nghi ngờ và tác động đến tất cả chúng ta.

    Nỗi đau nghiệt ngã nhất

    Trong một thế giới đủ thức ăn cho tất cả mọi người nhưng gần một tỉ người đói nghèo, biến đổi khí hậu đe dọa sẽ đưa thêm 20% dân số thế giới đứng trước nguy cơ đói nghèo vào năm 2050.

    Quá nhiều điều phong phú và màu mỡ của thế giới chúng ta được trao để bảo vệ, nuôi dưỡng và tận hưởng đã bị phá hủy. Chúng ta trở nên thờ ơ với những điều nguy hại mình đã làm, đối với cả thế giới tự nhiên và cả những anh chị em nghèo khó nhất. Sự thờ ơ này tạo nên một cuộc khủng hoảng khẩn cấp.

    Đây là một cuộc chiến đấu cho những gì chúng ta mong đợi – sự phát triển toàn diện và hài hòa với tự nhiên, hay ngược lại và phá hủy.

    “Bảo vệ môi trường phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế. Gây tổn hại đến sự đa dạng sinh học, làm cạn kiệt nguồn nước dự trữ và gây ô nhiễm không khí.” (Aparecida)

    Những ngã rẽ

    Bien doi khi hau

    40.000 người tham gia diễu hành vì khí hậu ở London. Ảnh: CAFOD

    Những khoảng khắc chính trị dẫn đến những thách thức thực tế, nhưng chúng ta vẫn xem đó như là những cơ hội chưa từng có để đưa ra tín hiệu tích cực cho tương lai, cho chúng ta và cho những thế hệ tương lai.

    Có một thông điệp rõ ràng cho những người lãnh đạo của chúng ta: chúng ta đã đến các ngã rẽ và sự lựa chọn của chúng ta rất rõ ràng.

    Ngã rẽ đầu tiên là tiếp tục phá vỡ công trình tạo dựng tuyệt vời của Thiên Chúa. Sự nóng lên và khí hậu cực kỳ khắc nghiệt có liên quan đến mức độ ảnh hưởng chưa từng có đối với thế hệ con em chúng ta và 40% những người nghèo nhất trên thế giới – những người ít gây ô nhiễm nhất toàn cầu nói chung sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất.

    Con đường thứ hai thúc đẩy nhân loại đảm nhận trách nhiệm chung trong việc hình thành một nền đạo đức chăm sóc cho trái đất và bảo vệ nó cho thế hệ tương lai, khi mà những quyết định chính trị và kinh tế được định hướng bởi trách nhiệm và quan tâm đến lợi ích chung.

    Hãy lựa chọn con đường thứ hai.

    Được định hình để tôn trọng sự sống, và trên hết vì nhân phẩm của con người, một thế giới khỏe mạnh hơn, an toàn hơn, thịnh vượng hơn và bền vững hơn là điều hoàn toàn có thể. Một sự phát triển đích thực và bền vững về mặt kỹ thuật và khả thi về mặt chính trị.

    Để kết thúc bài này, nỗ lực chung của các nhà lãnh đạo thế giới trong việc tăng thách thức về sinh thái là cả một bài kiểm tra tùy thuộc vào lựa chọn vì người nghèo và một cơ hội thực sự để đặt người nghèo lên vị trí trung tâm của hệ thống và quá trình toàn cầu hóa. Đây là một cơ hội cần phải được thực hiện.

    Lược dịch: Kim Oanh

    nguồn: Caritas Internationalis

    Bài viết liên quan