Các Kitô hữu I-Rắc tay trắng chạy trốn đến Libăng để tránh khỏi cuộc đàn áp

  • Thứ hai, 10:10 Ngày 16/03/2015
  • Một giờ sau khi Nada Kariakos và gia đình cô rời khỏi nhà, các chiến binh Hồi Giáo đã xâm chiếm thị trấn của họ. Cô ngồi trong phòng ở tầng hầm một cách khổ sở tại Beirut, nơi giờ đã trở thành nhà của cô và nói: “Tôi sợ hãi. Tôi sợ cho các con tôi, cho các con gái tôi, tôi không muốn IS hãm hiếp chúng. Vì thế, chúng tôi chạy và bỏ lại mọi thứ phía sau.”Ngay khi bạn bước vào căn phòng, bạn đã cảm thấy sự ảm đạm ẩm ướt và thiết bị vệ sinh nghèo nàn. Chỉ có một đồ nội thất là chiếc ghế trường kỷ tựa vào một bức tường; Nada và chồng là Amr cùng 6 đứa con ngủ chung trên tấm đệm đặt ở sàn nhà. Các bức tường nhà vệ sinh thì bị vỡ ra, và chỉ là một bức ngăn với nhà bếp, không có bồn tắm hay vòi hoa sen.

    Caritas Irac
    Những người Kitô hữu Nada và chồng là Amr cùng 6 đứa con chạy trốn khỏi cuộc đàn áp tới Libăng. Tabitha Ross /Caritas

    Gia đình Nada đã ở đây 3 tháng từ khi họ rời khỏi quê nhà trong nỗi sợ hãi bị trả thù bởi một nhóm cực đoan Daech hay Nhà Nước Hồi Giáo tại I-Rắc và Syria (IS) chống lại những người Kitô hữu, những kẻ đã kiểm soát một lãnh thổ rộng lớn, trong đó có quê hương của Nada là Telkaif vào năm 2014. Nada nói trong một giọng pha lẫn nỗi giận dữ và đau khổ: “Chúng tôi đã có một cuộc sống tốt đẹp ở I-Rắc. Chúng tôi có tiền và chúng tôi sống hạnh phúc. Cho tới khi IS tiến đến.”Gia đình đã lái xe đến một thị trấn ở vùng khác để nương náu trong khi sắp xếp để bay tới Libăng. Họ phải bán xe hơi với giá chỉ bằng một nửa giá trị của nó một cách tuyệt vọng để lấy tiền mặt mua vé máy bay, và có rất nhiều người ở trong hoàn cảnh tương tự như thế đến nỗi họ không thể có nhiều hơn cho nó.Họ đến Beirut với hai bàn tay trắng, trong khi chồng của Nada bị bệnh và không thể làm việc. Khi được hỏi về nhu cầu khẩn thiết nhất, Nada cho biết là “tiền thuê nhà”.

    Malak 5
    Malak, 5 tuổi, chạy trốn khỏi I Rắc cùng với gia đình cách đây ba tháng. Mẹ của cô - Nada Kariakos, 36 tuổi, giải thích là họ sợ bị trả thù chống lại người Kitô hữu. Tabitha Ross/Caritas

    Trung tâm Caritas Libăng chứng kiến sự gia tăng số lượng người tị nạn I-Rắc sang Libăng đang cần được hỗ trợ từ khi IS càn quét khắp miền bắc I-Rắc năm vừa qua. Jimmy Geagea, giám đốc Trung Tâm Cộng Đồng Caritas tại Dekwaneh, Beirut cho biết người I-Rắc giờ đã chiếm con số lớn nhất đăng ký mới tại trung tâm của họ. Nhiều người trong số này là những người Kitô hữu I-Rắc chạy trốn khỏi thị trấn cổ Mosul, nơi hiện nay là lần đầu tiên không có người Kitô hữu nào trong lịch sử I-Rắc. Một trong những cư dân đầu tiên của Mosuk là người mẹ trẻ Renata Emad. Những chi tiết về câu chuyện của người phụ nữ này khác với Nada, nhưng những điểm chính thì tương tự.Renata và chồng cô muốn ở lại nhà của họ tại thị trần mà gia đình họ đã sống qua nhiều thế hệ, nơi họ đã có một cuộc sống êm ả. Nhưng khi IS tiến đến, họ phải chạy trốn trong nỗi sợ hãi cùng với cô con gái nhỏ Mireille, hầu hết những người Kitô hữu còn lại và nhiều người khác.“Chúng tôi bắt xe trong tình trạng kẹt xe kinh khủng trải qua trong một ngày dài khi cố gắng tới Irbil. Bố mẹ tôi không rời đi cho tới ngày hôm sau, và IS đã không để họ tới Irbil mà không lấy hết tài sản, vàng và tiền. Bố tôi phải bỏ lại xe hơi tại biên giới Irbil.”

    Renata Emad
    Renata Emad nói  chuyện với Zalfa Antoun, giám đốc của Trung Tâm Xã Hội Caritas St. Michel Medico. Tabitha Ross/Caritas

    Renata bán số vàng ít ỏi để đưa gia đình tới Libăng. Giờ họ đang sống trong một căn nhà với một gia đình khác. Chồng cô thì may mắn có được công việc tại một siêu thị, nhưng khi bé gái của họ bị té và gãy chân, họ không biết phải làm sao để xoay sở phí dịch vụ sức khỏe hầu hết là của tư nhân và đắt đỏ tại Libăng. Bênh viện mà Renata đưa Mireille tới đòi phí gần gấp đôi tiền lương tháng của chồng cô để chăm sóc cho cô con gái bé nhỏ trong hai ngày.Sau đó, Renata nghe nói về Trung Tâm Xã Hội Caritas St. Michel Medico, từ đó Mireille được điều trị tại đây, và đang được phục hồi tốt.Renata nói: “Nó là đứa con duy nhất của tôi. Tôi hy vọng cuộc sống của nó sẽ tốt đẹp hơn cuộc đời của ba mẹ chúng đã trải qua, và tôi ước cuộc đời nó sẽ không còn bị bất kỳ nỗi buồn nào đeo bám.”

     

    Nguồn: Caritas Internationalis

    Bài viết liên quan