Đức Hồng Y Rodriguez: Trung Đông là cuộc khủng hoảng lớn nhất

  • Thứ ba, 10:10 Ngày 23/09/2014
  • Một tín hữu ly tán đang trú ẩn tại vùng xây dựng ở Erbil, Irắc. Caritas đang hỗ trợ những gia đình Kitô hữu và Yazidi buộc phải chạy trốn. Ảnh: Daniel Etter, CRS

    Cứ mỗi phút có bốn trẻ em ở Syria buộc phải rời bỏ nhà cửa. Những kẻ cực đoan tại Irắc và miền đông Syria đang diễn ra một cuộc thanh lọc sắc tộc và tôn giáo tại các khu vực lớn dưới sự kiểm soát của họ. Những con đường lớn tại những vùng đất tốt nhất đang bị Israel tịch thu  trong vùng đất Palestine bị chiếm đóng. 

    Chúng ta đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất trên thế giới từ sau cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. 

    Và trong một tiếng vang khủng khiếp của cuộc chiến tranh này, tại Mosul, Irắc, theo tiếng Ả Rập, chữ “n” là chữ cái đầu tiên trong từ “Nazarene”, được vẽ trên cánh cửa để xác định nhà của những người Kitô hữu bị đánh đập hoặc bị hành quyết.

    Chúng ta đối đầu với tội ác như thế nào?

    Phương Tây tìm cách xây dựng liên minh quân sự và gởi nhiều máy bay ném bom và chiến đấu đến Syria và Irắc.

    Nhưng bạo lực tiếp diễn không bao giờ là câu trả lời. Nó chỉ dẫn đến nhiều “cuộc tàn sát vô nghĩa” trên thế giới như lời Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV, mô tả về cuộc đại chiến 1914-1918. Đánh dấu 100 năm cuộc xung đột này, chúng ta cũng nhắc lại lời Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV phát biểu trong thời điểm đó: “Bạo lực có thể đàn áp thân xác, nhưng không thể đàn áp những tâm hồn.”   

    Đức Giáo Hoàng Phanxicô phát biểu trong tuần qua: “Chiến tranh không bao giờ là một điều cần thiết hay không thể không tránh khỏi. Luôn luôn có những phương cách khác: qua đối thoại, gặp gỡ và chân thành tìm kiếm sự thật.” Sau đó, trong một thông điệp gởi tới khách hành hương bằng tiếng Ả Rập tại buổi triều yết chung vào thứ Tư vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết: “Giáo Hội phải đối mặt với thù hận bằng tình yêu, đánh bại bạo lực bằng sự tha thứ; phản ứng với các loại vũ khí bằng lời cầu nguyện.”

    Khi Caritas Quốc tế tổ chức cuộc họp Hội đồng Đại biểu tại Amman, Jordan vào tháng 5, chúng tôi có cơ hội để nói chuyện với những người tị nạn Syria và Irắc. Tôi thực sự trăn trở với khao khát được trở về nhà hay tới một nước thứ 3 của họ và sự đánh giá cao công việc của Caritas.

    Các tổ chức Caritas đã hỗ trợ thức ăn, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, chỗ trú ẩn, bảo vệ và tư vấn cho gần một triệu người bị bắt tại các cuộc khủng hoảng ở Syria, Gaza và Irắc. Nhưng nguồn lực ngày càng bị thu hẹp trong khi nhu cầu gia tăng.

    Cung cấp viện trợ chứ không phải là súng

    Cộng đồng quốc tế kêu gọi đáp ứng viện trợ nhân đạo cho cuộc khủng hoảng ở Syria được gần một nửa của dự định 7.7 triệu đô la. Liban, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và những quốc gia láng giềng không thể đơn độc đối phó với cuộc khủng hoảng tại Syria và Irắc.

    Chúng ta phải thúc giục các chính phủ làm nhiều hơn cho các chương trình viện trợ. Và điều đó cũng có nghĩa là các quốc gia khác chấp nhận chia sẻ công bằng số người tị nạn.

    Tuy nhiên, điều này vẫn không đủ. Viện trợ nhân đạo không thể giải quyết vấn đề. Chúng ta phải biện hộ cho hòa bình. Xung đột tại Trung Đông đang được đẩy mạnh với súng ống và bom đạn cứ tiếp tục tràn vào khu vực. Các quốc gia, bao gồm cả Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đang cung cấp vũ khí, đạn dược và các hình thức thúc đẩy chiến tranh và hậu quả của chúng.

    Đức Hồng Y Rodriguez gặp gỡ những người tị nạn Syria và Irắc tại Jordan vào tháng 5. Ảnh: Dana Shahin/Caritas Jordan

    Nhiều tổ chức có trách nhiệm cung cấp viện trợ nhân đạo lại là những tổ cung cấp số lượng vũ khí lớn. Dường như không có đủ tiền cho cả hai hoạt động, và chương trình nghị sự chính phủ phải ưu tiên con người. Chính phủ các nước phải đồng ý ngừng chuyển vũ khí cho các quốc gia Trung Đông đang chìm trong xung đột.

    Chỉ vì hòa bình

    Các phong tỏa của Israel ở Gaza phải chấm dứt để người dân Gaza bảo vệ cuộc sống và sinh kế và để họ có thể có được một cuộc sống đáng sống. Vấn đề toàn thể của Palestine cuối cùng phải được giải quyết trong công lý. Sự chiếm đóng của Israel phải chấm dứt và nhà nước quản lý của Palestine phải được Israel và cộng đồng quốc tế công nhận theo những biên giới được công nhận chính thức vào năm 1967.

    Đức Thượng phụ Louis Raphael Sako, chủ tịch hội đồng Giám mục Công giáo Irắc nói về “sự tuyệt chủng” của người Kitô hữu và Yezidis tại những vùng đất họ vẫn sống hàng ngàn năm qua.

    Sự ra đi của các Kitô hữu ở Trung Đông và sự sụp đổ của các xã hội đa nguyên là một mối bận tâm lớn. Đó là những hậu quả lớn cho cộng đồng, xã hội của họ và toàn thế giới.

    Hòa bình ở Trung Đông phải dựa trên công lý cho tất cả mọi người. Nó không được áp đặt từ bên ngoài nhưng đạt được từ bên trong. Chúng ta cần những cuộc đàm phán.

    Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với những khách mời của Ngài – tổng thống Israel Shimon Peres và Palestine Mahmoud Abbas khi tiếp đón họ tại nhà riêng vào tháng 6 trong cuộc kêu gọi vì Hòa bình tại Đất Thánh: “Kiến tạo hòa bình đòi hỏi lòng dũng cảm nhiều hơn là chiến tranh”.

    Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho lòng dũng cảm của các vị lãnh đạo chính trị và một nền hòa bình lâu dài ở Trung Đông.

    Bài viết liên quan