Luật “không đụng chạm” ở Châu Phi sau dịch Ebola

  • Thứ sáu, 10:10 Ngày 03/10/2014
  • Ebola

    St. Joseph Catholic Hospital de Monrovia (Liberia) in July before it was closed

    Trong những năm qua, tôi may mắn được đặc quyền đi thăm, và cùng với Caritas và các tổ chức Công Giáo khác tại Châu Phi khi họ đối phó với dịch HIV và AIDS. Tôi luôn nhận được sự chào đón và những cái bắt tay nồng ấm ngay cả khi mọi người bị tổn thương về những mất mát lớn trong cuộc đời từ hậu quả của AIDS. Tuy nhiên, trong chuyến thăm hiện tại tới Liberia, tôi cảm nhận một “Châu Phi rất khác” so với những lần chúng tôi đáp máy bay xuống phi trường Monrovia, chúng tôi đã đối diện với những xô nước tẩy để rửa tay và được trang bị nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể mới có thể bước vào nhà ga. Có lẽ sự khác biệt nổi bật nhất so với những lần trước đến thăm Châu Phi là chính sách “không được đụng chạm”. Những người Châu Phi luôn ấm áp và thể hiện sự chào đón qua các cử chỉ - họ luôn bắt tay thân mật. Bây giờ, ở những đất nước bị nhiễm Ebola, mọi người dường như khó chịu vì yêu cầu phải tránh tiếp xúc thể lý để phòng tránh sự lây nhiễm virus này. Trên đường tới thành phố, sơ Barbara Brillant – tu sĩ truyền giáo Phanxicô của Đức Maria, người đang đón tiếp và hướng dẫn tôi, ra hiệu từ cửa kính xe hơi cho chàng trai và một cô gái trẻ đang nắm tay nhau đi trên đường và nhắc nhở đôi bạn này không nên “đụng chạm” như thế! Cần phải có viện trợ quốc tế Tình trạng Ebola ở nước này rất nghiêm trọng. Về tác động lây nhiễm Ebola ở Liberia, có 914 ca nhiễm bệnh được xác nhận, 1534 ca có khả năng nhiễm và 1005 ca có nguy cơ – nâng tổng số ca tiềm ẩn là 3458. Số tử vong do Ebola là 792 ca được xác nhận, 623 ca có khả năng và 415 ca có nguy cơ dẫn đến tổng số 1830 ca có nguy cơ chết do Ebola. Nhiều bệnh viện và phòng khám đóng cửa, vì thế, việc chữa trị những bệnh khác gặp nhiều khó khăn. Một số người chết trên đường phố khi tìm cách điều trị cho căn bệnh truyền nhiễm hay một số bệnh khác. Trường học và nhiều cơ quan chính trị cũng đóng cửa. Điều này đồng nghĩa với việc các gia đình không đủ thu nhập để mua thức ăn và các nhu yếu phẩm khác. Các nhân viên y tế như bác sĩ, y tá và những người khác sợ công việc của họ. Nhưng những tác động kinh tế - xã hội quả thật rất nghiêm trọng. Đây là đất nước mới thoát khỏi xung đột và chiến tranh trong nhiều năm và hiện tại đang đối mặt với “chiến tranh” với Ebola. Trong những cộng đồng đang áp dụng biện pháp cách ly để hạn chế rủi ro lây lan của dịch bệnh, mọi người không được tiếp cận với thức ăn, nước sạch và các nhu yếu phẩm khác. Điều này tạo nên sự tổn thương tâm lý và giận dữ giữa mọi người; một số người chia sẻ với tôi nỗi sợ hãi của họ rằng tình trạng bất ổn xã hội và xung đột sẽ sớm tái diễn.

    Patrick Nshamdze
    Sư huynh Patrick Nshamdze, giám đốc bệnh viện Công Giáo St. Joseph qua đời ở tuổi 52.

    Làm thế nào để cộng đồng quốc tế hỗ trợ? Vẫn còn nhiều nỗi sợ hãi và chối từ trong dân nói chung, vì thế rất cần các khoản kinh phí để tổ chức giáo dục cộng đồng để khuyến khích mọi người đi điều trị nếu thấy những dấu hiệu sốt hay một số triệu chứng khác. Người dân cần hiểu rõ hơn về sự cần thiết phải cách ly bệnh nhân nghi ngờ. Caritas Liberia và các Caritas giáo phận đề nghị hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho cách hoạt động này được thực hiện. Cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe trong nước còn yếu trong nhiều năm qua và dịch bệnh đã đưa nó đến bờ vực phá huỷ. Một số nơi khác trong nước và đặc biệt là ở Monrovia  rất cần các thiết bị để chẩn đoán và điều trị cho các bệnh nhân Ebola. Tôi đã nghe các câu chuyện các bệnh nhân đón taxi để đến nơi điều trị - nhưng tất cả đều bị từ chối. Lời tuyên thệ phục vụ người bệnhBệnh viện Công Giáo St. Joseph ở Monrovia được công nhận là cơ sở chăm sóc sức khỏe tốt nhất đất nước, nhưng đã đóng cửa sau khi giám đốc và tám nhân viên khác chết vì Ebola. Hôm nay, tôi đã đi dọc hành lang của bệnh viện đóng cửa với một trong những bác sĩ phẫu thuật hồi phục sau khi nhiễm Ebola. Ông rất buồn khi chỉ cho tôi những căn phòng nơi các đồng nghiệp của ông, trong đó có người anh em Patrick Nshamdze - giám đốc bệnh viện, đã qua đời.

    Không chỉ những người dấn thân trong lĩnh vực y tế này, nhưng cũng có những nhân viên địa phương đã hy sinh cuộc đời vì cam kết với lời tuyên thệ y đức để phục vụ tất cả những người đau ốm và nâng cao phẩm giá con người từ lúc thụ thai cho đến cái chết tự nhiên. Vì họ làm việc trong lĩnh vực y tế không như một cách làm giàu nhưng như một sứ mạng. Họ thuộc về đoàn ngũ những người thánh thiện, nói kiểu văn chương là “hiệp thông với các thánh”, những người thể hiện niềm tin vào Tin Mừng Chúa Giêsu bằng cách phục vụ người khác và thậm chí hy sinh mạng sống mình vì tình yêu dành cho những người thân cận nghèo khó nhất. Những người anh em của thánh Gioan Thiên Chúa muốn mở lại bệnh viện nhưng họ cần sự giúp đỡ về mặt tài chính để thực hiện -  Họ cũng cần tổ chức một thiết bị kiểm tra Ebola để ngăn chặn sự lây nhiễm trong bệnh viện. Họ muốn tiếp bước những người anh chị em họ trong niềm tin, những người đi trước để phục vụ bệnh nhân ở Liberia, nhưng họ cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, và đặc biệt của Tổ chức Caritas và toàn thể Giáo Hội Công Giáo phổ quát để thực hiện ước muốn này.

    Nguồn: Caritas Internationalis

    Bài viết liên quan