Tân Tổng Giám Mục Là Biểu Tượng của Niềm Hy Vọng ở Iraq

  • Thứ tư, 14:46 Ngày 13/03/2019
  • Hy vọng có ý nghĩa gì khi một người đã bị trục xuất khỏi nhà của họ bởi ISIS? Làm sao bạn có thể mang lại niềm tin chọ họ trong một cộng đồng đổ vỡ? Năm 2019, sự hoà giải liên tôn sẽ như thế nào ở Iraq?
    Nhiều người ở vùng đồng bằng Nineveh của Iraq đã đặt ra những câu hỏi này. Và một trong những nguồn lực hy vọng để đảm bảo cho câu trả lời đúng đó là sự hiện diện của Đức ông Najib Mikhael Moussa.

    Vào tháng Một, Đức ông Moussa đã trở thành Đức Tân Tổng Giám Mục của Mosul. Điều này rất có ý nghĩa vì ngài là giám mục đầu tiên ở Mosul kể từ khi các Kitô hữu bị ISIS trục xuất ra khỏi thành phố vào năm 2014.
    Tân Đức Tổng Moussa sinh tại Mosul, đã giúp những người phải di tản rời khỏi thành phố và vùng đồng bằng Nineveh trong suốt những năm bị ISIS chiếm đóng. Nhờ được đào tạo như một nhà lưu trữ, ngài có thể bảo tồn một phần di sản văn hoá của Kitô giáo và các tôn giáo khác mà những kẻ cực đoan đã muốn diệt trừ. 
    Trong lễ nhận chức, Đức Tổng Moussa đã ban hành một thông điệp “cùng hiện hữu, yêu thương và hoà bình”. Đối với nhiều người, việc ngài được bổ nhiệm là một ơn ban của niềm hy vọng. 

    Biểu tượng của niềm hy vọng
    Vì sự cam kết của Caritas Iraq và Catholic Relief Services (CRS là Caritas Mỹ) đối với cộng đồng, họ được mời tham dự trong dịp lễ nhận chức của Đức giám mục. 
    Hani El-Mahdi, đại diện quốc gia CRS ở Iraq cho biết: “Việc khôi phục giám mục trở lại ở Mosul mang nhiều ý nghĩa cho Iraq và cộng đoàn Kitô hữu ở Ninawa”. Khôi phục lại niềm tin giữa các cộng đồng sẽ là chìa khoá để giúp không chỉ cho các Kitô hữu nhưng còn giúp cho mọi người được sống lại trong hoà bình ở Iraq.”
    Một phần truyền thống của việc thiết lập hàng giám mục ở Iraq là một sự phân phát lương thực mang rất nhiều ý nghĩa cho người nghèo bởi Đức tân giám mục. Trong bối cảnh quan trọng như việc khủng hoảng nhân đạo và căng thẳng liên tôn trong khu vực hiện nay, thì sự phân phát lương là bất thường trên phương diện rộng. 

     Ảnh bởi Caritas Iraq

    Nabil Nissan, giám đốc Caritas Iraq cho biết: “Caritas Iraq đã trợ giúp người nghèo mà đa số họ là những gia đình Hồi giáo, những người chịu đau khổ dưới chế độ ISIS. Hoạt động này được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên và tình nguyện viên Caritas Iraq do CRS hỗ trợ. Hơn 1000 gia đình nghèo nhận được hàng cứu trợ lương thực”.
    “Chúng tôi đã sống chia sẻ hành trình với họ…Chúng tôi đã cùng đồng hành với việc di tản của họ.” Hani của CRS đã cho biết. “CRS đã giúp hỗ trợ về giáo dục, nơi cư trú, nước và lương thực. Nhưng hiện giờ chúng tôi đang cùng với họ một lần nữa khi họ đang cố gắng tái thiết đời sống, trở về nhà của họ.”

    Gần đây, Hani đã nói chuyện với Đức Tổng Moussa và ngài cho biết ngài được khuyến khích bởi tầm nhìn của giám mục trong việc khôi phục hoà bình và xây dựng niềm tin.
    “Đức Tổng cho chúng tôi biết, ‘Cha tin vào con người. Mỗi người công giáo nên trở thành nhà truyền giáo của bình an và hoà giải. Các Kitô hữu không thể sống một mình hay sống cô lập,’” Hani nói.
    “Việc trông thấy một giám mục trở lại Mosul chính là biểu tượng cho niềm hy vọng vẫn còn tồn tại. Trong suốt buổi lễ, người dân đã rơi nước mắt vì niềm hy vọng.”

    Caritas ở Iraq
    Vẫn còn gần 2 triệu người phải lưu lạc khắp đất nước Iraq, trong khi 4 triệu người đã trở về nhà của họ.
    Caritas ở Iraq hoạt động trên lãnh vực về sinh kế, sức khoẻ, nước sạch, sổ tiết kiệm, nhà ở, khôi phục hạ tầng cơ sở, hỗ trợ tâm lý xã hội, bảo vệ trẻ em, giáo dục và xây dựng hoà bình. Caritas đang ngày càng tập trung chuyển sang các nhu cầu lâu dài của những người bị ảnh hưởng bởi xung đột. 
    Ngoài Caritas Iraq, còn có CRS, Cordiad và Caritas Czech hiện đang hoạt động tại quốc gia này. Hầu hết các chương trình của các Caritas đang hoạt động ở phía bắc Iraq, đặc biệt ở Nineveh và Duhok, và ở Baghdad.
    Năm 2018, Giáo hội Công giáo bao gồm Caritas đã huy động được khoảng 230 triệu đô và đã giúp được 3, 9 triệu người.

    Chuyển ngữ: BTT – Caritas Việt Nam

    Bài viết liên quan