Tuyên bố của Tòa Thánh lên Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc về phát triển nông nghiệp

  • Thứ năm, 10:10 Ngày 13/11/2014
  • nong nghiep“Không phải thiếu lương thực trên thế giới tạo nên nỗi đau đói nghèo một cách trầm trọng, vì mức độ sản xuất lương thực thế giới hiện nay đủ để nuôi sống mọi người. Vấn đề nằm ở chỗ khác.”Dưới đây là tuyên bố của Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, đại sứ Tòa Thánh, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc trong phiên họp thứ hai của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 69, mục 25: Phát triển nông nghiệp, an toàn thực phẩm và dinh dưỡng (New York, ngày 28 tháng 10 năm 2014):

    ***

    Thưa ông chủ tịch, Đến với nhau để thảo luận về Phát triển nông nghiệp, an toàn thực phẩm và dinh dưỡng không phải và không nên trở thành một thói quen thực hành hằng năm. Hơn thế, nó phải là một dịp để chúng ta lên tiếng cho tiếng khóc than của hàng trăm triệu người trên khắp thế giới chịu đau khổ vì nạn đói kinh niên và thiếu an toàn thực phẩm. Nó cũng nhắc nhớ chúng ta về nghịch lý của việc trong khi có quá nhiều người chết vì đói ăn, thì cũng có một số lượng khổng lồ thức ăn bị phung phí mỗi ngày.  Theo báo cáo 011 của tổng thư ký về Phát triển nông nghiệp, an toàn thực phẩm và dinh dưỡng (A/69/279),  kể từ năm 1990 đã giảm 17% số người chịu đau khổ vì đói kinh niên. Trong khi thất bại này ám chỉ một cách đo lường hiệu quả của những hỗ trợ trong hơn hai thập niên nhằm giảm nạn đói kinh niên, nó cũng đồng nghĩa với việc vẫn có gần 850 triệu người đau khổ trong nạn đói trầm trọng. Bản thân con số này là một cú sốc, nhưng điều phải làm chúng ta ngỡ ngàng là sự kiện đằng sau những con số này là những con người thực tế, với những quyền lợi và nhân phẩm cơ bản của họ. Vì thế, xóa đói không chỉ là mục tiêu phát triển ưu tiên, nó còn là một mệnh lệnh đạo đức. Nhưng không phải thiếu lương thực trên thế giới tạo nên nỗi đau đói nghèo một cách trầm trọng, vì mức độ sản xuất lương thực thế giới hiện nay đủ để nuôi sống mọi người. Vấn đề nằm ở chỗ khác, chẳng hạn trong việc thiếu việc trao đổi công nghệ giữa những người sản xuất nhỏ, không có hay thiếu vắng sự hỗ trợ của chính phủ trong việc khuyến khích thương mại hóa sản phẩm, hay thiếu cơ sở vật chất để phân phối và tiếp thị lương thực tốt hơn. Đáng buồn thay, nghịch lý này do một nền văn hóa bị chi phối bởi việc tiêu xài quá mức trong các xã hội giàu có, cố ý tiêu hủy lượng lớn sản phẩm lương thực để giữ giá và lợi nhuận cao, cũng như các chính sách khác đè bẹp mục tiêu chung về an toàn lương thực cho tất cả mọi người. Cái giá phải trả về nhân văn và kinh tế xã hội của nạn đói và suy dinh dưỡng là rất lớn. Không nên đặt ưu tiên điều này hơn điều kìa, vì lương thực và dinh dưỡng làm nền tảng cho tất cả các thứ khác, như sức khỏe, giáo dục, duy trì hòa bình hay đón nhận các quyền lợi. Khi chúng ta tăng cường nỗ lực loại bỏ nạn đói và suy dinh dưỡng trên thế giới, toàn thể “gia đình liên hiệp quốc” phải nắm lấy nó, đặt nó làm ưu tiên hàng đầu cho những nỗ lực tập thể. Vì những lý do này, Tòa Thánh hoan nghênh việc hợp nhất an toàn lương thực, dinh dưỡng và nông nghiệp bền vững như các yếu tố của mục tiêu phát triển bền vững và được bao gồm trong chương trình nghị sự phát triển sau 2015. Cũng theo tiến trình này, Tòa Thánh hoan nghênh báo cáo của Tổng thư ký về Phát triển nông nghiệp, an toàn lương thực và dinh dưỡng (A/69/279) tập trung vào các vùng trên thế giới mà nạn đói và suy dinh dưỡng vẫn ở trong mức độ không chấp nhận được. Tòa Thánh cũng đánh giá cao việc báo cáo tập trung vào các nhóm bị tổn thương nhất về suy dinh dưỡng như phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi. Suy dinh dưỡng kinh niên và thiếu dinh dưỡng tiếp tục ảnh hưởng đến rất nhiều trẻ em trên thế giới. Thật vậy, mỗi năm có 51 triệu trẻ em dưới 5 tuổi rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, trong đó có bảy triệu người chết. Vì thế, báo cáo của Tổng thư ký gióng hồi chuông cảnh báo cho chúng ta về thách thức to lớn phía trước. Thưa ông chủ tịch,Chủ đề của Ngày lương thực thế giới năm nay, “Canh tác hộ gia đình: Nuôi sống thế giới, bảo vệ Trái đất” cho chúng ta biết rằng gia đình có tầm quan trọng trong việc đấu tranh chống nghèo đói. Nó đóng vai trò trung tâm trong việc nắm giữ tương lai bền vững mà chúng ta mong muốn. Nó là một thành phần chủ chốt trong hệ thống lương thực chúng ta cần hướng đến cuộc sống khỏe mạnh hơn. Sự hiện diện của nó trên trái đất tạo nên một vị trí đặc biệt trong việc thúc đẩy một môi trường lành mạnh cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Xác định vai trò của gia đình phải gắn liền với các chính sách và sáng kiến thực sự đáp ứng những nhu cầu của gia đình và cộng đồng canh tác trồng trọt.Thưa ông chủ tịch,Để kết lại, tôi mời gọi sự quan tâm của ông đến hội nghị quốc tế trong tháng tới về dinh dưỡng tại Rôma. Nó nhằm quy tụ các nhà lãnh đạo chính phủ, những nhà lập pháp cấp cao và những người đại diện của các tổ chức liên chính phủ và xã hội dân sự cùng nhau đưa ra tiến trình cải thiện dinh dưỡng và tìm những phương cách mới để gia tăng sự hỗ trợ của quốc gia và quốc tế để cải thiện sức khỏe. Đức Giáo hoàng Phanxicô có kế hoạch bày tỏ với hội nghị thể hiện cam kết của Ngài để có được tương lai mà chúng ta mong muốn, một tương lai bắt đầu bằng những giải pháp chung để đảm bảo không còn ai đói trước khi đi ngủ. Xin cảm ơn ông chủ tịch

    Bài viết liên quan