ĐTC Phanxicô và những người nhập cư: một vấn đề gây tranh cãi

  • Thứ sáu, 10:10 Ngày 27/07/2018
  • Sứ điệp của ĐTC Phanxicô vào ngày 15 tháng Tám năm ngoái nhân Ngày Di dân và Tị nạn Thế giới lần thứ 104 đã gây ra nhiều phản ứng cực đoan trong thế giới Công giáo. Là một linh mục giáo xứ và một Kitô hữu cam kết trong thành phố, chúng ta phải giải quyết những câu trả lời này.

    1506673348

     

    ĐTC Phanxicô đã bị chỉ trích vì chủ nghĩa duy tâm của mình, cũng như sự thiếu vắng tính hiện thực và “sự nguy hiểm” trong việc chào đón những người nhập cư. Thật vậy, ĐTC Phanxicô thậm chí còn bị cáo buộc vì “phát biểu phi lý” và việc hình thành nên một cuộc xâm lấn ồ ạt của những người nước ngoài, dẫn đến sự bức tử của phương Tây.

    Với một vấn đề nhạy cảm như vậy, vốn liên quan đến tương lai của các thanh thiếu niên, phụ nữ và trẻ em, chúng tôi tin rằng cần phải có sự bình tĩnh và một sự suy xét thận trọng.

    Những ý tưởng mà ĐTC Phanxicô đã đưa ra về vấn đề này là điển hình về phương pháp mà Ngài đã sử dụng kể từ khi trở thành Giáo Hoàng. Mặc dù Ngài vẫn là một người bảo vệ khó tính đối với Giáo huấn của Giáo hội, Ngài có thể – khi hoàn cảnh cho phép – chấp nhận những cách tiếp cận khôn khéo hơn nhiều.

    Việc bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất

    Chúng tôi tin rằng chúng ta có thể hiểu lời kêu gọi của ĐTC Phanxicô về việc chào đón rộng rãi những người nhập cư như là một lời nhắc nhở về phẩm giá bất khả xâm phạm của con người vốn chính là trong tâm của Học thuyết Xã hội (Tóm lược GHXHGHCG số 107):

    “Mỗi người nhập cư gõ cửa nhà chúng ta chính là một cơ hội để gặp Đức Giêsu Kitô, người đã tự đồng hóa mình với những người ngoài cuộc ở mọi lứa tuổi, dù được đón nhận hay bị từ chối”.

    Sự ủng hộ của ĐTC Phanxicô dành cho những người dễ bị tổn thương nhất, những người có cuộc sống bị đe dọa ở những quốc gia xuất xứ của họ, liên quan đến quan điểm mà ĐTC Phanxicô đã đưa ra chống lại vấn đề phá thai, nhân danh cùng một phẩm giá con người như vậy:

    “Mỗi đứa trẻ chưa được sinh ra, bị kết án tử hình một cách bất công, sẽ được diện kiến tôn nhan Thiên Chúa, Đấng mà thậm chí ngay cả trước khi được sinh ra như một hài nhi thơ bé, đã phải nếm trải sự từ khước của thế giới”.

    Sau khi đề cập đến các nguyên tắc, ĐTC Phanxicô sau đó đã cùng đồng hành với người dân bằng cách tính đến thực tế của sự yếu kém của con người cũng như các tình huống chính trị. ĐTC Phanxicô đã luôn luôn quan tâm đến việc đề xuất những hướng đi đối với việc cứu trợ và phục hồi. Trong Tông thư ‘Misericordia et Misera’ về chủ đề phá thai, ĐTC Phanxicô đã đề nghị rằng thẩm quyền của các linh mục đối với việc “tha tội phá thai” cần phải kéo dài hơn nữa sau Năm Thánh Lòng Thương Xót 2016.

    Việc  thận trọng hội nhập  những người nhập cư

    Tương tự như vậy, ĐTC Phanxicô đã giảm bớt những đề nghị táo bạo về vấn đề nhập cư mà Ngài đã đưa ra trong một cuộc họp báo trên chuyến bay từ Colombia trở về Rome. ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng các quốc gia nên thận trọng trong việc quản lý vấn đề hết sức khó khăn này bằng cách tính đến khả năng hội nhập của những người nhập cư.

    Tính chặt chẽ

    Liệu có thể cương quyết bảo vệ các nguyên tắc của việc bảo vệ sự sống đối với những đứa trẻ chưa được sinh ra, những người tàn tật hoặc những người mắc bệnh nan y nhằm tránh việc bình thường hóa nền văn hoá sự chết và từ chối đưa ra những kết luận tương tự trong xã hội?

    Người ta khó có thể khiển trách ĐTC Phanxicô vì đã trở nên chặt chẽ trong việc bảo vệ các nguyên tắc vốn thúc đẩy tư duy xã hội và luân lý của Giáo hội!

    Và người ta khó có thể khiển trách ĐTC Phanxicô vì đã tỏ ra lỏng lẻo khi chứng minh những nguyên tắc này liên quan đến các tình huống thực tế của cuộc sống gia đình.

    Cũng không ai có thể từ chối để hiểu và thông cảm – bằng cách cáo buộc tội Ngài là không thực tế và thậm chí là phi lý – rằng Ngài đang đảm nhiệm cùng một vị trí đối với các quyết định về chính trị liên quan đến cuộc sống của một quốc gia.

    Minh Tuệ chuyển ngữ

    Bài viết liên quan