Hội chứng Down không làm cuộc sống mất giá trị

  • Thứ hai, 10:10 Ngày 13/10/2014
  • Tại sao thái độ khinh miệt ngày càng được chấp nhận hơn?

     Denise Hunnell, MD

    Hoi chung DownMối quan tâm cầu nguyện của Đức Thánh Cha cho toàn thế giới vào tháng 9 là: “Những người bị khiếm khuyết thể chất phải nhận được tình yêu và sự hỗ trợ cần thiết để sống một cuộc sống có phẩm giá.” Đây là một lời cầu nguyện đúng lúc. Trong những tuần gần đây, xuất hiện đều đặn những điều vô nhân đạo và sự loại bỏ đối với người mắc phải những thách đố về thể lý, đặc biệt với những người mắc hội chứng Down. Chẳng hạn, vào đầu tháng 8 năm nay đôi vợ chồng Wendy và David Farnell được đưa tin về việc họ bỏ rơi một đứa con ở Thái lan vì đứa bé mắc hội chứng Down. IVF ghi nhận đó là cặp sinh đôi được một người Thái mang thai hộ. Sau khi hai đứa con được sinh ra, cặp vợ chồng trên đã quay về Úc chỉ với bé gái khỏe mạnh và để đứa con trai mắc hội chứng Down lại Thái cho người mang thai hộ. Nhiều câu hỏi không có lời đáp cho chuỗi hành động của họ nhưng rõ ràng cặp vợ chồng này không muốn đứa bé có hội chứng Down. David Farnell khẳng định rằng anh ta rất giận khi công ty đẻ thuê không chuẩn đoán hội chứng down sớm để anh bỏ đứa con. Khi Farnells đến Thái để lấy quyền giám hộ cho đứa con gái, họ mong công ty này sẽ hoàn trả chi phí vì đứa con bị khiếm khuyết. Farnell khăng khăng: “Tôi nghĩ không có cha mẹ nào lại muốn một đứa con khuyết tật. Họ mong đợi những đứa con khỏe mạnh và vui vẻ.” Ông bà Farnells nói về những đứa con của họ như hàng hóa để mua bán. Dường như thật hợp lý khi họ có thể trả lại những “món hàng bị hư hỏng” và nhận lại tiền. Việc này đã đựơc Richard Dawkins tán thành, ông là nhà sinh vật học tiến hóa và là người vô thần. Ông tuyên bố: “Thật vô đạo đức khi để một đứa bé bị hội chứng Down bước vào thế giới.” Ông trao đổi trên Twitter và khuyên một phụ nữ bỏ đứa con trong bụng được chẩn đoán mắc hội chứng Down và “thử tìm đứa khác.” Nhận định của ông đã tạo một làn sóng chỉ trích nhưng ông phản ứng chống lại với tuyên bố rằng cố tình sinh một đứa bé mắc hội chứng Down sẽ tạo ra những đau khổ cho thế giới và như thế là vô nhân đạo. Thậm chí ông đề nghị rằng vì lợi ích của đứa trẻ, thà đứa bé không được sinh ra hơn là để nó chịu đựng những đau đớn về thể lý và tinh thần của một khuyết tật bẩm sinh. Gần đây nhất, một người mẹ Nam Phi khởi kiện “Cuộc sống sai lầm” thay cho đứa con mắc hội chứng Down hoàn toàn vì trung tâm thẩm định thai nhi ở Cape Town đã thông tin sai khi xác định hội chứng Down. Nếu bà biết sớm kết quả dự báo này, bà sẽ bỏ đứa con. Giống Richard Dawkins, người phụ nữ này tranh cãi rằng bỏ thai nhi thì tốt hơn là sống với dị tật. Những cuộc tranh luận như thế không có gì mới mẻ. Hiện tại ước tính hơn 90% trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng Down bị loại bỏ. Vào năm 2007, trường cao đẳng Phụ Sản Mỹ (ACOG) kiến nghị tầm soát thai nhi phải có tầm soát hội chứng Down ở tất cả phụ nữ mang thai trên 35 tuổi. Họ lo lắng rằng có quá nhiều chẩn đoán thai nhi bị bỏ lỡ và có quá nhiều trẻ mắc hội chứng Down ra đời. Vào năm 2011, Đan Mạch đi quá xa trong tuyên bố nước này sẽ không còn hội chứng Down vào năm 2030 thông qua chương trình kiểm tra thai nhi linh hoạt và phá thai. Có lẽ điều mới ở đây là sự phổ biến của mọi người về thái độ khinh miệt đối với những người có thêm một nhiễm sắc thể. Người ta không còn cảm thấy kinh khủng hay ghê tởm khi thoải mái tuyên bố rằng một đứa bé thà chết còn hơn là sống với hội chứng Down. Rayna Rapp, một nhân viên phòng phá thai, thực hiện khảo sát những bậc phụ huynh đến kiểm tra thai nhi xem họ có ý định phá thai không nếu đứa con sắp chào đời mắc hội chứng Down. Những phản ứng làm ớn lạnh. Hãy xem những câu sau:“Tôi muốn, điều tôi muốn chia sẻ với một đứa trẻ là mong muốn trở thành một người cha.”“Tôi hình dung ra tôi muốn tương tác với con mình như thế nào, và đó không phải là cách tôi mong đợi, cũng không phải là cách tôi muốn duy trì.”“Tôi ư? Có lẽ là ích kỷ, tôi không muốn ích kỷ. Nhưng tôi không muốn mọi rắc rối trong cuộc sống của mình.”“Uổng phí, đó là điều lãng phí, tất cả tình yêu sao lại dồn vào những đứa bé như vậy.”Điểm chung của những phản ứng này là mỗi lý lẽ trên cho thấy những bậc cha mẹ khi có một đứa con là vì lợi ích và niềm vui của họ. Không có khái niệm về cha mẹ như một món quà hào phóng khi đón nhận một đứa bé như quà tặng từ Thiên Chúa. Không có gì ngạc nhiên cả, vì thế khi một đứa bé không đáp ứng được sự kỳ vọng với cái nhìn tự mãn của cha mẹ thì dường như đứa bé sẽ bị bỏ đi. Một thái độ coi thường và vô nhân đạo với trẻ em. Điều cần làm là thay đổi nhận định rằng làm cha mẹ là một sứ mệnh. Trở thành cha mẹ là lời mời gọi đón nhận món quà cuộc đời bất kể tình trạng món quà Thiên Chúa trao sẽ ra sao. Mỗi đứa trẻ được tạo dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa và do đó cần được chào đón.

    Có thể đó sẽ là thập giá cho cha mẹ. Một số người sẽ mang vác thách đố thể lý. Một số là thách đố về tình cảm. Một số khác là những thách đố về vật chất. Một bộ nhiễm sắc thể hoàn hảo khi sinh không tách cha mẹ ra khỏi những thách đố và đau khổ. Cũng vậy, một nhiễm sắc thể được thêm vào không thể bị buộc tội cho những đau khổ và thất vọng của cha mẹ. Thật sự, tất cả những nghiên cứu về đau khổ của trẻ mắc hội chứng Down cũng như gia đình là không được chứng minh bằng các sự kiện. Một khảo sát đã được tiến hành bởi bác sỹ Surveys Brian Skotko và Susan Levine ở bệnh viện nhi Boston, đã hỏi hơn 2000 cha mẹ của các trẻ mắc hội chứng Down. Các bậc phụ huynh này nhiệt tình cho biết họ yêu thương những đứa con mắc hội chứng Down và cảm thấy những góc nhìn tích cực hơn nhờ đứa con. Những nhà nghiên cứu sau đó khảo sát hơn 800 anh chị em của những đứa bé mắc hội chứng Down. Gần 95% người trả lời cho biết cảm thấy tự hào về những người anh, chị, em mắc hội chứng Down của mình và 88% cho biết họ trở thành người tốt hơn nhờ những những người anh, chị, em mắc hội chứng Down. Cuối cùng, Skotko và Levine nói chuyện trực tiếp với những người mắc hội chứng Down. Gần như tất cả - 99% cho biết họ vui vẻ với cuộc sống và 97% người yêu thích bản thân mình.Vì thế, chúng ta hãy tiếp lời cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô không chỉ xin cho tất cả những ai khuyết tật về thể lý được yêu thương, quan tâm và tôn trọng nhưng còn xây dựng một nền văn hóa sẵn sàng nhìn thấy vẻ đẹp và phẩm giá cốt lõi ở mọi người con cái Chúa. Phá thai vì hội chứng Down hay vì bất kỳ khuyết tật nào khác không bao giờ được xem là tốt. Không đứa trẻ nào là không xứng đáng với cuộc đời. Không đứa trẻ nào là vô ích.

    Bài viết liên quan