Hội nghị khí hậu Paris COP21- những câu hỏi thường gặp

  • Thứ năm, 10:10 Ngày 19/11/2015
  • Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ nhóm họp tại Paris từ 30.11 – 11.12.2015 để đồng ý một thỏa thuận biến đổi khí hậu mới. Caritas sẽ ở đó và kêu gọi một thỏa thuận khí hậu ràng buộc về mặt pháp lý nhân danh những người nghèo, dễ bị tổn thương và những người phải trả giá đắt vì sự biến đổi khí hậu.

    Tại sao các tổ chức Caritas hoạt động về biến đổi khí hậu?

    Biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất đối với việc giảm nghèo toàn cầu. Trong khi biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến toàn bộ hành tinh, nó tác động sâu xa nhất đến những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương. Các cộng đồng nghèo ở châu Á và Trung Mỹ đang ngày càng phải hứng chịu nhiều cơn bão lớn và gây chết người, nông dân trong nhiều vùng của châu Phi bị hủy hoại cây trồng bởi hạn hán và lũ lụt, các cư dân trên đảo ở Châu Đại Dương phải đối phó với tình trạng mực nước biển dâng cao đe dọa nhà cửa và sinh kế của họ.

    Caritas làm gì cho người dân bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu?

    Caritas hoạt động trên nhiều cấp độ khác nhau. Caritas giúp các cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu, ví dụ như giúp họ phát triển hệ thống cảnh báo sớm trước các sự kiện thời tiết khắc nghiệt. Caritas hỗ trợ nông dân trong việc sử dụng các loại giống cây trồng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu địa phương và áp dụng kỹ thuật nông nghiệp hiệu quả trong việc sử dụng nước. Caritas vận động ở cấp độ quốc tế, chẳng hạn như các hội nghị khí hậu của Liên Hiệp Quốc, để đảm bảo rằng tiếng nói của những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới được lắng nghe bởi những người cầm quyền tại các hội nghị quốc tế như COP21.

    Tại sao các nhà lãnh đạo thế giới họp tại Paris COP21?

    Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ nhóm họp tại Paris từ 30.11 – 11.12.2015 để đồng ý một thỏa thuận biến đổi khí hậu mới nhằm giảm khí thải cacbon và sự nóng lên gây nguy hiểm. Đây là hội nghị lần thứ 21 của các bên (COP21) - 195 quốc gia nhóm họp hàng năm để thảo luận về vấn đề khí hậu. Thỏa thuận khí hậu toàn cầu hiện nay ("Nghị định thư Kyoto") có hiệu lực đến năm 2020, do đó các nhà lãnh đạo đang họp để thống nhất các quy định mới, bao gồm tất cả các nước và sẽ đặt ra chương trình lâu dài của việc loại bỏ cácbon.

    Tại sao hội nghị Liên Hợp Quốc này lại quan trọng?

    Mục đích của hội nghị năm nay là đạt được, lần đầu tiên trong hơn 20 năm đàm phán của Liên Hiệp Quốc, một thỏa thuận ràng buộc và phổ quát về khí hậu, từ tất cả các quốc gia trên thế giới. Nếu thành công, các cuộc đàm phán sẽ đưa các chính phủ vào con đường bền vững hơn cho sự phát triển, bảo vệ hành tinh và con người khỏi biến đổi khí hậu. Hội nghị cũng sẽ thảo luận về các nguồn tài chính cần thiết để giúp các nước đang phát triển quản lý các tác động của thời tiết khắc nghiệt.

    Caritas mong muốn kết quả gì từ hội nghị?

    • Caritas kêu gọi một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý và công bằng về khí hậu.
    • Biến đổi khí hậu phải được giải quyết theo cách bảo vệ nhân quyền cũng như là một trong những hoạt động chủ chốt để xóa nghèo đói và suy dinh dưỡng.
    • Cam kết khắc phục biến đổi khí hậu cần phải được hỗ trợ bởi kinh phí đầy đủ, đặc biệt là từ hầu hết các nước phát triển.
    • Mô hình phát triển và lối sống hiện tại cần phải thay đổi. Nhiên liệu hóa thạch phải được thay thế dần và năng lượng bền vững được mọi người sử dụng.

    Tôi có thể làm gì để hỗ trợ?

    • Tham gia cuộc diễu hành khí hậu với Caritas để yêu cầu các nhà lãnh đạo thế giới có hành động táo bạo về khí hậu và đưa ra những quyết định với sự hỗ trợ tài chánh thỏa đáng.
    • Ký tên vào bảng kêu gọi của Phong trào khí hậu Công giáo toàn cầu sẽ được trình bày cho các nhà lãnh đạo thế giới trước COP21
    • Viết thư cho chính phủ để yêu cầu các hành động về khí hậu
    • Đọc về biến đổi khí hậu và xem một số video của chúng tôi
    • Và cầu nguyện cho thế giới.

    Bài viết liên quan