Người Nghiện Ma Tuý Vô Gia Cư Trở Thành Giáo Sư Đại Học

  • Thứ hai, 10:32 Ngày 01/03/2021
  • Sarah McDermott

    Jesse Thistle

    Jesse Thistle đã trải qua hơn một thập kỷ sống trên đường phố và ngồi tù. Nhưng bất chấp điều này anh đã nỗ lực trở thành một chuyên gia về văn hoá tổ tiên người Canada bản địa – cùng với sự trợ giúp của mẹ anh, người mà anh đã bị chia cắt từ khi còn nhỏ. 

    Đôi khi, đến đêm cảm thấy nhục nhã sau một ngày đi ăn xin, Jesse Thistle đi bộ đến đài phung nước trên Đồi Quốc Hội của Ottawa.
    Ngồi cạnh đài tưởng niệm, Jesse nhúng tay vào hồ nước lạnh, nhặt lên những đồng tiền cắc của những du khác ném xuống để lấy may. Cảnh sát làm nhiệm vụ luôn nhìn thấy anh đến. Họ quan sát thấy anh nhét những đồng tiền lẻ vào túi mình, rồi đuổi anh ta đi. 
    Jesse đã 32 tuổi và sau khi rời trại cai nghiện đã tái nghiện, nhưng anh đã sống lang thang trên đường, kể từ lúc ông bà nội anh đuổi anh đi khỏi khi 19 tuổi. 
    “Ông nội tôi là người nghiêm khắc – trường phái bảo thủ - ông chỉ biết đến công việc, ông làm việc chăm chỉ, và ông sẽ đuổi đánh chúng tôi nếu chúng tôi làm điều xấu,” Jesse nói. 

    “Ông nói, ‘nếu tao bắt gặp mày đang sử dụng ma tuý, tao sẽ không nhìn nhận mày nữa, đơn giản vậy thôi,’ và ông ấy thực hiện những gì ông ấy nói.”
    Vì vậy, cái ngày bà nội Jesse nhìn thấy gói thuốc phiện rơi ra khỏi túi của Jesse, ông ấy đã ra lệnh cho Jesse thu gom đồ đạc và biến khỏi. 

    “Thế là thế giới của tôi đã kết thúc,” Jesse nói. “Tôi có thể thấy sự đau khổ trên khuôn mặt ông bà tôi do tôi đã gây ra cho họ.”


    Cuộc sống của Jesse đã hỗn loạn ngay từ đầu. Bố của anh, Sonny, đã gặp rắc rối với luật pháp ở Toronto và ông ta đã chạy trốn đến phía bắc Saskatchewan, nơi ông ta đã gặp một thiếu nữ thuộc nhóm Bản địa Métis-Cree.

    Blanche Morrissette, aged 14, just before she met Sonny who would become her husband

    Blanche Morrissette, 14 tuổi vào năm 1972, trước khi gặp Sonny

    Tên cô ấy là Blanche và cô ấy đã sinh ra ba đứa con trai lần lượt là Josh, Jerry và Jesse. 
    Sonny nghiện rượu và heroin, và thường xuyên bạo lực, nên cuối cùng Blanche đã phải bỏ đi và dẫn theo các con. 

    Họ sống ở Moose Jaw một thời gian, ngủ trên những chiếc giường tươm tất chứ không phải đống đồ lộn xộn và được ăn ba bữa mỗi ngày. Sau đó Sonny quay lại và nói với Blanche rằng ông ta có một căn hộ và có công việc ở Toronto. Đang lúc Blanche vừa học vừa làm, và ông ấy đã thuyết phục cô ấy để ông ta dắt những cậu con trai đi một vài tháng, để cô ấy được nghỉ ngơi chút.

    Blanche pictured with her three sons

    Blanche và ba đứa con trai của cô chụp vào năm 1980 - "trước khi gai đình chúng tôi chia tách," Jesse nói

    Nhưng Sonny đã chẳng có công việc gì mới, và  ông ấy đã không vượt qua được cơn nghiện. Ông ta biến mất trong nhiều ngày liền, bỏ lại các con – tất cả đều dưới 6 tuổi một mình trong căn hộ. Chỉ có một ít thức ăn khi có Sonny ở đó và không có tí nào khi ông ta không ở nhà. Ông ta đã dạy cho các cậu con trai cách ăn xin, cách móc túi và cách cuốn những điếu thuốc lá cho ông ta bằng cách thu những mẩu thuốc nhặt được trên đường. 

    Sonny with his three sons, Christmas, 1979

    Sonny cùng ba con, Giáng sinh, 1979

    Điều này chỉ diễn ra vài tháng trước khi người hàng xóm báo lên Dịch Vụ Chăm Sóc Trẻ Em, và cảnh sát đến đưa bọn trẻ đi. Jesse lúc này đã 4 tuổi, anh và các anh mình chưa bao giờ gặp lại cha họ nữa. 
    Sau một khoảng thời gian ở trại mồ côi và nhà nuôi dưỡng, họ được gởi đến sống với cha mẹ của Sonny. 
    “Tôi cho rằng Dịch Vụ Chăm Sóc Trẻ Em chưa bao giờ gọi cho mẹ tôi bởi vì hồi đó phụ nữ Bản địa bị coi là ô uế, không xứng đáng và vô dụng với tư cách là bà mẹ,” Jesse nói.
    “Khi những đứa trẻ Bản địa đưa đến văn phòng Dịch Vụ Chăm Sóc Trẻ Em, khuynh hướng tự nhiên của họ là để chúng đến ở với những gia đình da trắng vì người da trắng được xem là thịnh vượng và có trách nhiệm. Nó được gọi là Sixties Scoop (những đửa trẻ bản địa được nhận nuôi)– hàng ngàn và hàng ngàn đứa trẻ Bản địa được đưa đi theo cách đó – đó là đặc hữu.”

    Ông bà nội của Jesse đã cấm Blanche đến thăm các con cô trong vài năm, và Jesse đã lớn lên với vốn kiến thức rất ít về di sản Métis-Cree của mình.
    “Chúng tôi biết chúng tôi là ‘người da đỏ’ và anh trai tôi nhớ mình sống trong một tipi vào mùa hè ở Saskatchewan”, Jesse nói, “nhưng anh ấy đã đi vòng quanh và nói với tất cả bọn trẻ điều đó, và tôi phải nói với bạn rằng, không có cách nào khác nhanh hơn để bị đánh bại ở trường học ở Canada là trông giống như người bản địa và nói với những đứa trẻ da trắng rằng bạn đã sống ở tipi.”

    Jerry, Jesse and Josh in Cape Breton, 1980

    Jerry, Jesse và Josh ở Cape Breton, 1980

    “Các gia đình trong khu xóm không để cho con cái của họ chơi với anh em tôi, và ở một số giai đoạn Jesse đã quyết định để làm cho cuộc sống của mình dễ dàng hơn nếu anh ta giả làm người Ý. 
    “Tôi đã phủ nhận mình là ai,” Jesse nói. “Tôi đã bắt đầu ghét nguồn cội của mình, ghét chính bản thân và ghét mẹ tôi vì bà ta đã không ở bên. Tôi đã cảm thấy mẹ tôi đã bỏ rơi chúng tôi.” 
    Tại trường Jesse đã luôn đánh nhau, bị giữ lại vì điểm kém, và không bao giờ học cách đọc và làm toán cho đúng. Sau đó khi lên trung học Jesse đã gia nhập băng đảng và đã bắt đầu gặp rắc rối. 
    “Chúng tôi uống rượu, tiệc tùng, say xỉn.”
     “Chúng tôi uống rượu, tiệc tùng, mê sảng và sử dụng ma tuý, và điều đó sớm trở thành căn tính của tôi,” Jesse nói. “Tôi đánh mất bản thân vì MDMA, Ketamine và ma tuý đá trong ba, bốn và năm ngày liên tiếp.” 

    Và rồi ông bà nội anh ta đã đuổi anh ta đi khỏi.

    Jesse, aged 19

    Jesse, 19 tuổi

    Jesse đã quá giang một người bạn đi khắp đất nước từ Toronto đến Vancourver, nơi anh trai Josh, hiện giờ là một cảnh sát, cho anh ở lại. 
    Anh ta đã mượn huy hiệu cảnh sát của Josh để khỏi phải trả phí phương tiện công cộng, và sử dụng nó để đón các cô gái – “Các cô gái yêu cảnh sát” – hoặc để lật tung đồ ăn miễn phí trong các nhà hàng. Nhưng cái ngày Josh trở về từ sở làm đã phát hiện ra em trai mình đang sử dụng thuốc phiện trong nhà, thì Jesse đã phải rời đi, và lần này anh ta chẳng có nơi nào khác để đi. Vào độ tuổi 20, anh ta đã trở thành người vô gia cư. 

    Jesse đã ngủ bốn tháng trong một chiếc xe đậu ở bên Sông Fraser ngay bên ngoài Vancouver, xung quanh là những người vô gia cư khác – đại đa số họ cũng là người Bản địa. 
    “Thật là khủng khiếp. Trái tim tôi tan nát khi phải xem tất cả những người Bản địa cùng với những vấn đề nghiện ngập ở đó – và không có ai quan tâm,” anh ta nói. 
    Anh ta đã bán mọi thứ mình sở hữu ngoài những bộ quần áo đang mặc, nhưng vẫn bị đói. 
    Sau khi quá giang trở về Toronto, anh ta phiêu dạt từ ghế dài đến nhà chờ xe buýt để tị nạn, đi ăn xin để có đủ tiền mua thuốc và chơi bời. Và khi có một người bạn giới thiệu anh đến việc trộm cắp, thì anh đã bị mắc câu ngay lần đầu tiên. 

     

    Đó là Đêm Giao Thừa, 1999. Jesse bấy giờ 23 tuổi, đã tiệc tùng thâu đêm. Ngày hôm sau anh đã đến nhà một người bạn. Có một số người ở đó mà anh biết sơ sơ, họ hỏi anh có muốn gia nhập chung không và liệu anh có thể giúp họ tìm hỗ trợ để đi du lịch về phía đông không. Họ nói họ sẽ mua cho anh một cái bánh Pizza nếu anh có thể đặt một vé cho họ và họ sẽ tặng cho anh một chiếc áo mới để đáp lại nỗ lực của anh. 

    Suy nghĩ đây là công việc dễ nhất mà anh có thể làm, Jesse, mặc chiếc áo mới, sau đó trở về nơi ở của Chú Ron – nơi ông ấy đã bị đụng xe kể từ khi tất cả mọi đồ đạc của ông ấy bị đánh cắp từ nhà trọ cuối cùng. 

    Khi Jesse và Ron ngồi xem phim, một cảnh tin tức nóng hổi loé ngang qua màn hình thông báo một tài xế taxi đã bị giết chết trong khu phố ngay đêm trước và mô tả hai tên đáng nghi ngờ, cả hai đang ở độ tuổi 20, người Jesse như buồn nôn. 

    “Họ đã cho tôi bộ quần áo mà họ đã mặc nó để giết hại. Họ đang cố gán cho tôi về vụ giết người này mà chính họ đã gây ra,” anh nói. “Và vì vậy tôi đã bỏ đi với một chọn lựa – câm miệng – đó là quy tắc đường phố, bạn không được nói với ai – hoặc đứng lên cho công lý và làm điều ngay chính.” 
    Jesse coi việc bỏ chạy – “bỏ chạy là cách đối phó với cuộc sống” – thay vì đến đồn cảnh sát. Hai người đàn ông đó đã cố gán ghép tội cho anh mà sau này anh đã phải ngồi tù vì tội giết người. 

    Nhưng có tin là Jesse là người cung cấp thông tin. “Và tôi đã trở thành người chết sống lại”, anh nói. 
    Những người bạn cũ chẳng muốn đụng chạm gì đến anh, người ta dụ dỗ anh để họ có thể phục kích anh, ai đó đã cố dí dao vào anh dẫn vào con hẻm, và anh đã bị đánh đập thậm tệ bằng gậy bóng chày đến nỗi không thể bước đi được. 

    “Tôi luôn chạy trốn, luôn lo sợ cho cuộc sống của mình, luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ,” anh nói. “Họ gọi đó là cảnh giác cao độ - tôi chỉ còn cách phải sống sót và thoát khỏi nơi này đến nơi khác.”

    Trong nỗi tuyệt vọng, Jesse đã lấy trộm một lượng lớn thuốc giảm đau từ tiệm thuốc và đã uống hết chúng trước khi anh có thể suy nghĩ kỹ về nó. Điều này đã đưa anh đến bệnh viện, nhưng hành vi của anh ta vẫn không thay đổi. 

    Một buổi tối sau khi bị nhốt trong căn hộ của anh trai Jerry ở Toronto, Jesse đã ngã từ ba tầng rưỡi toà nhà xuống đất khi cố gắng trốn khỏi. Anh đã sống sót và tiếp đất bằng chân, nhưng gót chân phải của anh bị dập nát, mắt cá chân phải bị tàn phế và cả hai cổ chân của anh bị gãy. Các bác sĩ không thể ngờ rằng Jesse có thể thoát chết. Nhưng những vấn đề thực sự của anh bắt đầu sau khi xuất khỏi bệnh viện, khi anh bị nhiễm trùng. 

    Để giảm các cơn đau ở chân, Jesse đã hút thuốc, nhưng khi các ngón chân của anh bắt đầu chuyển sang màu đen, và móng chân bắt đầu rụng, anh nhận ra rằng mình cần sự trợ giúp. 
    “Bàn chân của tôi đã thối rữa, nó bắt đầu hoại tử,” anh nói.
    Anh hồi tưởng nhớ đến các bác sĩ nói với anh rằng chân của anh có thể bị cắt đi, và nếu sự nhiễm trung lan đến tim và não, nó có thể giết chết anh. Trong cơn hoảng loạn, Jesse đã bỏ trốn.  
    “Tôi đã muốn rút lui khỏi thế giới và che dấu cơn nghiện của mình, khỏi tất cả những lỗi lầm và tất cả mọi người là tôi đã bị tổn thương trên đường. Tôi chỉ muốn chết đi,” anh nói.
    “Tôi đã nghĩ, ‘tại sao mình lại không phạm tội và đi tù? Mình sẽ được an toàn ở trong tù, có nơi để nghỉ, có thức ăn và thuốc men.”

    Vì thế anh đã cướp tại một cửa hàng tiện lợi và tự ra tay cướp – nhưng thay vì chờ bị bắt, như đã lên kế hoạch, anh lại nhảy vào một thùng rác lớn ở phía sau cửa hàng để trốn. 
    Tôi đã ở trong thùng rác, nghĩ rằng, tôi thậm chí không thể cướp một cửa hàng đúng nghĩa, Jesse nói. Sau đó, anh đã khám phá ra anh đã lấy được dưới $40 (Canadian dollars), và sau một vài tuần mắc chứng hoang tưởng trầm trọng vì thuốc – tưởng tượng mình bị bắt bất cứ lúc nào – anh đã tự nộp mình. 
    “Tôi đã làm điều đó,” anh nói với cảnh sát, “Tôi là kẻ đã cướp ở cửa tiệm. Giờ hãy nhốt tôi lại và ném chìa khoá đi.”

     

    Nhà tù xem ra không phải là điểm quay lại đối với Jesse.
    Anh nhận được sự trợ giúp y tế rất cần thiết cho chân mình, nó bắt đầu nhanh chóng hồi phục.
    Nhưng không có sự hỗ trợ nào để bỏ ma tuý và rượu mà anh đã bị nghiện từ khi ổ độ tuổi thanh thiếu niên, và anh đã trải qua một đợt cai nghiện “khủng khiếp”, liên quan đến cơn động kinh đau đớn trong phòng biệt giam. 
    Thật ngạc nhiên, kinh nghiệm đã thúc đẩy anh tiếp tục việc học của mình.
    “Để chống lại cơn thèm ăn vặt tôi đã bắt đầu tự học cách đọc và cách viết đúng cách,” anh nói.
    Sau khi được tha tù, Jesse vào trại cai nghiện để tiếp tục công việc học của mình, đồng thời đối phó với chứng nghiện ngập của mình. 
    “Tôi thức khuy hàng đêm để đọc qua cuốn sách bách khoa toàn thư và điểm của tôi bắt đầu đứng đầu bảng xếp hạng. Tôi đã tham gia các khoá học về phép lịch thiệp khi ngồi vào bàn ăn và chăm sóc vệ sinh – tất cả mọi thứ tôi đã quên vì tôi đã sống trôi dạt quá lâu. Lần đầu tiên tôi cảm thấy hài lòng về bản thân sau rất nhiều năm.”  

    Điều này không kéo dài lâu. Anh lại tái nghiện vào một thời điểm, quay trở lại đường phố để xin ăn – và lấy tiền từ đài phun nước ở Đồi Quốc Hội – chỉ xoay sở để trở lại sau khi anh ta bị kết án một năm tù tại một trung tâm phục hồi ấy. 

    Đang khi ở đó anh nhận được một email lạ - một phụ nữ tìm kiếm anh, và trong mail đó có một số để gọi. Hoá ra đó là mẹ của anh, người mà anh chỉ gặp trong một số ít dịp kể từ khi bà để anh và hai người anh của anh đi với cha họ đến Toronto từ khi là một đứa trẻ. 

    Run lên và rung rưng những giọt nước mắt, Jesse đã gọi cho Blanche nhưng cảm xúc quá sức đến nỗi anh phải gác mác một vài lần trong lúc anh và mẹ anh nói chuyện với nhau.
    “Tôi vừa sợ hãi vì bị từ chối vừa khiếp sợ vì tình yêu,” anh nói. “Nhưng đó là một cuộc trò chuyện đẹp – nó giống như một cơn mưa làm dịu thảo nguyên sau một đợt nắng hạn, cảm giác là như thế.”

    Sau đó tin tức về gia đình bất ngờ hơn đến, một tin nhắn từ bà của anh- người liên lạc đầu tiên mà anh có với bà kể từ khi bị trục xuất khỏi nhà ông bà nhiều năm trước đó.
    Bà đang hấp hối, bà nói, và gọi Jesse đến thăm bà.
    “Bà tôi đã muốn tôi thề,” Jesse nói. “Bà tôi dường như nói, ‘bà thực sự thất vọng về cháu. Bà muốn cháu hứa với bà một điều – hãy theo đuổi việc học, hãy vào đại học, và vươn xa hơn nếu cháu có thể.”’
    Jesse đã thề với bà anh là anh sẽ làm như lời bà anh yêu cầu. Anh đã động viên bà mau khoẻ và họ đã ôm nhau trước khi Jesse quay trở lại trại cai nghiên. Hai tuần sau bà tôi chết. 


    Một ngày sau khi bà nội anh qua đời, Jesse nhận được tin nhắn chia buồn của một người bạn học cũ trong các anh trai mình.
    “Tôi nghĩ tôi cảm thấy yêu Lucie ngay giây phút đầu tiên chỉ vì cô ấy tốt,” Jesse nói. “Ngay cả bây giờ tôi vẫn nghĩ vậy.”
    Jesse và Lucie bắt đầu nói chuyện với nhau thường xuyên, đôi khi kéo dài hàng giờ trong điện thoại và họ thường xuyên gọi Skype cho nhau.  

    Lucie

    Một bức ảnh Lucie đã gởi cho Jesse trong khi anh ta đang ở trại cai nghiện

    Tôi có khoảng 100 loại xà bông tắm, dầu gội đầu, chất tẩy rửa cơ thể khác nhau mà tôi đã đặt đằng sau mình để chỉ cho cô ấy thấy rằng tôi sạch sẽ và tôi có thể tự chăm sóc mình,” anh nói. “Tôi thực sự bất an vì cuộc sống mà tôi đã trải qua và tôi muốn gây ấn tượng với cô ấy. 
    Cuối cùng Jesse đã rời trại cai nghiện vào năm 2009. Lucie đã cho Jesse một nơi để ở và sau cùng họ trở thành cặp đôi.
    “Tôi nghĩ mình đã trúng số - tôi chỉ là một gã đường phố, tôi không biết cô ấy thấy gì ở nôi tôi,” Jesse nói, “nhưng khi người nào đó yêu và tin tưởng bạn theo cách đó, bạn chỉ muốn cho đi tất cả.” 

    Lucie đã giúp Jesse tìm được một công việc ở nhà hàng là cắt khoai tây chiên - "Tôi đảm bảo rằng mình là người cắt khoai tây cừ nhất trong thành phố", anh nói - và trong vòng hai năm rưỡi họ đã kết hôn. 

    Jesse and Lucie's wedding, 2012

    Trong ngày đám cưới của Jesse và Lucie, 2012

    Jesse bắt đầu lấy bằng lịch sử tại trường Đại học York của Toronto cùng năm đó, ở tuổi 35. 
    “Thật là khủng khiếp. Tôi đã mang theo một cây bút và một tập giấy để ghi chép, và tôi nhìn xung quanh mình trong giảng đường và tất cả những đứa trẻ này đều có máy tính xách tay và điện thoại thông minh”, anh nói.
    “Tôi nhớ mình là một ông già trong số tất cả những đứa trẻ thông minh hơn tôi. Tôi ngồi ở phía trước và không ai muốn nói chuyện với tôi.”
    Trong năm thứ hai, Jesse được giao nhiệm vụ nghiên cứu về lịch sử gia đình anh và tìm đến một trong những người dì của anh ở Saskatchewan, người đã miệt mài nghiên cứu. 

    “Dì đã gửi cho tôi đường link về dòng tộc ancestry.com. và tôi biết rằng tôi xuất thân từ dòng dõi lãnh đạo, lãnh đạo chính trị, những người kháng chiến, và điều đó làm cho tôi cảm thấy tự hào đến mức khiến cho tôi muốn biết nhiều hơn nữa,” anh nói. Tôi biết rằng chìa khóa trở lại chính mình là nhờ nhiệm vụ này - tôi đã dồn hết tâm huyết vào đó.”

    Jesse đã viết về tổ tiên Métis của mình và những gì đã xảy ra trong Trận Batoche trong Cuộc Nổi Dậy Tây Bắc năm 1885 - một cuộc nổi dậy bạo lực kéo dài 5 tháng mà tổ tiên của anh đã chiến đấu chống lại chính quyền Canada, bởi vì họ tin rằng quyền của họ, đất đai của họ và sự sống còn của họ như một dân tộc khác biệt đang bị đe dọa.

    Bài làm của Jesse được chuyển cho một giáo sư, một chuyên gia về lịch sử Bản địa, người đã ngay lập tức thuê anh làm trợ lý nghiên cứu của cô. 
    Jesse được bay trở lại Saskatchewan để kết nối lại với mẹ và các dì của mình vào năm 2013. Ở tuổi 37, đây chỉ là lần thứ tư anh gặp mẹ mình kể từ khi anh được nuôi dưỡng khi mới ba tuổi rưỡi hoặc bốn tuổi. 

    Blanche and Jesse pictured in 2013

    Blanche và Jesse chụp vào năm 2013 ở Fish Creek

    “Đó giống như một cuộc trở về quê hương đẹp đẽ,” anh nói.
    Tại khu trợ cấp nơi gia đình Métis của anh đã định cư 150 năm trước đó, đầu tiên là trong các túp lều và sau đó là trong cabin bằng gỗ, Jesse đã khuỵu xuống. 
    “Tất cả những ký ức đó ùa vào căn tính tôi là ai và dân tộc của chúng tôi là ai, và ký ức đó đổ tràn trong tôi theo khía cạnh tốt đẹp.”
    Ngay sau đó nghiên cứu của Jesse đã giành được giải thưởng. Anh đã tốt nghiệp loại xuất sắc nhất trong khoa của mình và lập tức có hai học bổng tiến sĩ muốn trao cho anh. Hiện anh gần như đã hoàn thành việc viết bằng tiến sĩ và đang giảng dạy môn lịch sử Bản địa với tư cách là trợ lý giáo sư tại Đại học York.

    “Rất nhiều thanh niên Bản địa đến lớp học của tôi để tìm kiếm sự kết nối trở lại với tổ tiên của họ,” anh nói. “Tôi giúp họ hiểu tổ tiên của họ là ai và tại sao gia đình của họ lại kết thúc nơi họ là. Đó là một điều tuyệt vời khi quan sát mọi người tìm hiểu lịch sử của mình.”

    Và Jesse giờ đây đã thuê mẹ của mình, Blanche – mà cha bà là một thợ đánh bẫy “săn lượm và đánh cá” - làm trợ lý nghiên cứu của riêng mình. 
    “Bà ấy là người trong cuộc và bà ấy biết cộng đồng, những người lớn tuổi là ai và những câu chuyện mà tôi cần nghe,” Jesse nói. 

    “Tôi không nghĩ rằng mình có được sự truy cứu đó mà không có bà ấy. Thật tuyệt vời vì chúng tôi có thể vượt qua mối quan hệ tan vỡ với tư cách là con trai và mẹ - không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng nó thật đẹp. Chúng tôi rất vui khi được ở trong công ty của nhau và tôi nói rằng phương pháp nghiên cứu của chúng tôi dựa trên tình yêu.”
    Mặc dù Jesse không sùng đạo, nhưng anh tin rằng bà nội của anh bằng cách nào đó đã mang Lucie đến với anh, như cứu cánh cuộc đời anh, giúp anh bắt đầu lại. 

    Anh thường nghĩ về những người đàn ông đã cố gắng kết tội anh vì tội giết người và lo lắng về hành vi mà họ phải chịu quả báo. Trong sâu thẳm, Jesse rất hối tiếc về những gì đã xảy ra, anh nói, và điều này đã đặt anh vào một tình thế mà anh phải tự bảo vệ mình. Nhưng anh đã sống một cuộc sống tốt đẹp và nếu họ đến với anh ấy bây giờ thì “nó là như vậy.”

    Anh vẫn phải vật lộn với di chứng nghiện ngập của mình. 
    “Tôi vẫn mơ mộng về việc sử dụng thuốc phiện, nó không bao giờ biến mất. Cách duy nhất tôi phải học là quản lý nó”, anh nói. 

    “Tôi sử dụng một thủ thuật. Tôi sẽ nói, 'Ừ, hôm nay tôi muốn có một tảng đá lớn, đẹp, nhưng bạn biết gì? Ngày mai tôi sẽ sử dụng.' Và rồi khi ngày mai đến, tôi sẽ nói lại điều đó. Tôi có thể xử lý viễn cảnh ngày mai này không bao giờ xảy ra - tôi đã làm điều đó trong 12 năm - nhưng cùng cực mà không có ma tuý thì điều đó là quá sức để có thể giữ vững được.”  

    Trong khi đó, cơn đau ở bàn chân phải của anh, hơn một thập kỷ sau khi anh ngã, mỗi ngày nhắc nhở anh rằng anh thật may là vẫn còn sống. 
    Giờ đây, anh ấy đã có một đối tác và một công việc, đã khôi phục lại mối quan hệ với mẹ mình và kết nối lại với cội nguồn của mình. Nhưng vẫn còn thiếu một thứ quan trọng.

     

    Cyril Cyril "Sonny" Thistle, chụp năm 1981

    Trong khoảng thời gian có thể nhớ được, Jesse đã luôn hy vọng rằng cha của anh, Sonny Thistle, sẽ quay trở lại với cuộc đời anh. Nhưng một cuộc gặp gỡ tình cờ cách đây vài năm với một người đàn ông lớn tuổi đã khiến điều đó trở nên nghi ngờ. 
    “Bạn có thể nói rằng anh chàng ngẫu nhiên này là một người đường phố hay từ nhà tù, và anh ta như thể, 'Không ai nói với con cả, con trai? Bất kể rắc rối nào mà cha của bạn đang gặp phải, bất kể người nào, họ đã bắt được ông ta - họ đã giết ông ta vào năm 1982.”
    Jesse đã báo tin cho cảnh sát và chính thức thông báo cha mình mất tích. 

    Jesse nói: “Có một số hồ sơ bệnh viện về ông ấy vào năm 1982, hồ sơ liên lạc với cảnh sát, và chi tiết về nơi ông ta bị giam giữ, chỉ có thế thôi,” Jesse nói. “Ông ấy chỉ bay hơi thành không khí loãng – ông ấy đã biến mất.”

    Jesse đã biết rằng cha mình đang buôn bán ma túy và sẽ xé xác mọi người trước khi chạy trốn đến thị trấn tiếp theo. 
    “Và nếu bạn làm điều đó với ai đó liên quan đến tội phạm có tổ chức, thì họ sẽ làm gương cho mọi người - đó là những gì họ làm, đó là một phần của công việc,” anh nói. 

    Nhưng trong lúc thật đau lòng khi biết rằng cha anh có thể đã chết, thật an ủi khi nghĩ rằng có một lý do khiến anh chưa bao giờ liên lạc. 
    “Còn lý do nào tốt hơn để một người cha không về nhà hơn là ông ấy đã chết?” Jesse nói. 

    Tuy nhiên, anh vẫn chưa từ bỏ tất cả hy vọng rằng cha anh có thể vẫn còn sống. “Có khả năng ai đó ở đâu đó biết điều gì đó, vì vậy chúng tôi vẫn đang tìm kiếm ông ta,” anh nói. "Một phần trong tôi không muốn chấp nhận rằng ông ấy đã ra đi.”

    Chuyển ngữ: PTT – Caritas Việt Nam
    Nguồn: BBC News (https://www.bbc.com/news/stories-55559382)

     

    Bài viết liên quan