Cuộc sống khắc nghiệt của người tị nạn Irắc tại Kurdistan

  • Thứ bảy, 10:10 Ngày 28/03/2015
  • Zakho, miền bắc Kurdistan. Một lần nữa hàng rào xanh bao quanh đỉnh núi vẫn còn phủ đầy tuyết, những căn nhà nhỏ đầy màu sắc – xanh da trời, xanh lá và hồng – lung linh trong ánh nắng mặt trời dưới nền trời xanh biếc. Thế nhưng, những ai biết đến những gì diễn ra hôm nay tại những vùng núi này, thì yên bình chỉ là bề mặt và việc bây giờ là bảo vệ nơi trở thành chỗ tị nạn cho hàng ngàn người Irắc chạy trốn khỏi bạo lực và tàn sát diễn ra tại Irắc trong mùa hè vừa rồi.

    Tôi đang trên đường đi cùng với nhóm Caritas Irắc. Chúng tôi dừng lại tại một vùng đất không người ở trước một tòa nhà và chỉ có tầng trệt và khung sườn là hoàn thành. Đây là nơi có khoảng 100 gia đình Yazidi – từ cộng đồng bị IS tàn sát và đàn áp – sống với nhau hay đúng hơn là bị dồn ép lại với nhau. Phần lớn các gia đình sống tại nơi có lẽ là bãi đậu xe của tòa nhà. Ở sâu dưới đất. Các mảnh gỗ, vải, thủy tinh và thùng giấy dùng để tạm phân chia các gia đình, một vài mét vuông che khuất tầm nhìn để tạo một chốn riêng tư. Vài bóng đèn treo dọc hành lang mênh mông như cố gắng nhỏ nhoi để xóa đi bóng tối. Thật vậy, đây là một đánh dấu cho cả một quá trình vì cách đây vài tháng chẳng hề có chút điện nào. Tất cả ngập tràn trong bóng tối giữa những bức tường bê tông lạnh ngắt.

    Caritas phân phối viện trợ tại Zakho cho người tị nạn Yazidi chạy trốn khỏi cuộc xung đột tại Irắc. Ảnh: De Vargas/Secours Catholique

    Caritas nghe thấy các gia đình này đang ở trong tình trạng nghèo túng tuyệt đối cách đây vài tuần và đã đến để đáp ứng cho họ. Khi nhóm Caritas Irắc đến khu trại tạm này, không có ai thông báo cho họ biết. Vài tổ chức đã tới trước và nhìn thấy những gia đình này, hỏi họ vài câu hỏi và hứa mang viện trợ cho họ. Nhưng sau đó, họ không hề trở lại. Vì thế, các gia đình bị bỏ rơi Không còn tin vào bất cứ hỗ trợ nào nữa, và chỉ dựa vào bản thân mình thôi. Caritas thăm hỏi và ghi lại danh sách của họ. Caritas cũng hứa trở lại và mang viện trợ cho họ. Và hôm nay, nhóm ở đây để phân phối nguồn cung cấp dồi dào các nhu yếu phẩm (xà phòng, kem đánh răng, bột giặt, nước rửa chén, khăn vệ sinh, dầu gội…).

    Còn người dân có thể đến điểm phân phối cách đó chỉ một vài mét, đứng xếp hàng, cầm thẻ đăng ký trong tay, và nhận nhiều sản phẩm khác nhau cần cho gia đình của họ mà nhiều khi có tới 15 trẻ em.

    Hai người phụ nữ tiến đến bên tôi. Họ không được nhận bất kỳ viện trợ nào và thử tới xem có cái nào không. Họ bị bỏ quên sao? Không. Họ không đăng ký; họ không sống ở nơi này nhưng ở một làng khác. Nhóm Caritas hứa sẽ thăm trại nơi những phụ nữ này và gia đình họ sinh sống để đáp ứng những nhu cầu của mọi người ở đó.

    Caritas phân phối các nhu yếu phẩm. Ảnh: Da Vargas/Secours Catholique

    Tại Kurdistan, các gia đình di tản sống rải rác, đôi khi ở rất xa, và thường không biết là họ có thể nhận được viện trợ. Rất nhiều sự giới thiệu diễn ra trong việc điều phối nhân đạo: qua truyền miệng, các báo cáo khác nhau từ Caritas hay các tổ chức khác cho phép viện trợ để vươn tới những người bị tổn thương nhất. Trong khi vài trại được chính quyền Kurdish tổ chức rất tốt, thì một số trại khá xa không thuận tiện. Người dân thường không có sự lựa chọn nào khác khi phải sống trong các tòa nhà đang xây dựng, và nhiều gia đình trong một số trường hợp thích ở gần các làng mạc hay gần cộng đồng của họ, tìm sự an toàn và có vẻ được tự do.

    Caritas quyết định giúp những gia đình sống cô lập ở những vùng sâu vùng xa tận biên giới Syria, nơi không ai biết được nhu cầu của những người di tản này và hầu hết các tổ chức không thể tới được. Tương lai của những người di tản sẽ đi về đâu sau nhiều tháng trời trải qua điều kiện thể chất và tâm lý tồi tệ và đau đớn? Rất ít người Kitô hữu muốn trở về nhà: một cách cứu rỗi duy nhất mà họ thấy là xuất hành.Trong khi những người Yazidi hy vọng được trở về nhà hơn, nếu như sự an toàn của họ được đảm bảo và bây giờ họ còn đang nghi ngờ điều này.

    Không gian thân thiện dành cho trẻ em do CRS tại Duhok cung cấp. Ảnh: Da Vargas/Secours Catholique

     

    Khi rời Kurdistan, tôi tự hỏi tất cả những gia đình di tản mà tôi gặp trong suốt chuyến công tác này, tại Erbil, Duhok và Zakho có còn ở đây không trong chuyến công tác tiếp theo. Hy vọng là không. Tuy nhiên, chúng tôi biết những rủi ro họ sẽ gặp nếu vẫn ở lại đây, mà không trở về quê hay đi đến nơi khác. Một cuộc sống giờ bị ngưng trệ và vô vọng tại vùng núi xinh đẹp Kurdistan.

    Bài viết liên quan