Giáo dục kỹ năng sống (Phần 1 & 2)

  • Thứ ba, 10:10 Ngày 08/10/2013
  • I. KHÁI NIỆM “KỸ NĂNG SỐNG”

    Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng liên quan trực tiếp đến hiệu quả sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người.

     

     

     II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG NỀN TẢNG

    Theo WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết Theo UNESCO, kỹ năng sống  gắn với 4 trụ cột của giáo dục:

    - Học để biết (gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả...)

    - Học làm người(gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,...)- Học để sống với người khác (gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông)

    - Học để làm(gồm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như: kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,...)

    Kỹ năng cơ bản

    -    Lắng nghe-    Đặt câu hỏi-    Trả lời-    Ghi nhớ-    Phân tích-    Tổng hợp-    Học quên-    Học thất bại

    Kỹ năng nâng cao

    -    Làm cha mẹ-   Sáng tạo-   Làm việc độc lập-    Quản lý thời gian-    Giao tiếp-    Giải quyết xung đột -    Làm việc-    Ứng phó cảm xúc-    Ứng phó nguy biến-    Ra quyết đinh-    ………..

    Bài viết liên quan