Giáo dục kỹ năng sống Phần 3, 4 ,5 (TT và hết)

  • Thứ ba, 10:10 Ngày 15/10/2013
  • III. BỐN GIAI ĐOẠN TRONG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNGGiai đoạn 1:  Khám phá

    - Tìm hiểu kinh nghiệm/hiểu biết của người học về những việc hoặc sự kiện đã diễn ra trong cuộc sốngGiai đoạn 2:  Kết nối  

     - Giới thiệu thông tin mới và các kỹ năng liên quan đến  thực tế cuộc sốngGiai đoạn 3: Thực hành

      - gồm các hoạt động yêu cầu thực hành kỹ năng mới dưới sự hướng dẫn (đóng vai, phân tích tình huống, nghiên cứu trường hợp) và xử lý phân tích để giúp người học tự phản ảnh và suy nghĩ (cách áp dụng kỹ năng mới vào các tình huống thực tế trong cuộc sống

    Giai đoạn 4: Áp dụng

     - Áp dụng các kỹ năng mới học được trong lớp học và bên ngoài phạm vi lớp học, liên kết với các tình huống thực trong cuộc sống trong đó có sự tương tác với bạn bè, gia đình và cộng đồng  (= học thực tế)

    IV. QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI HÀNH VI V. MỘT SỐ KỸ THUẬT SỬ DỤNG TRONG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

    1. Thảo luận

    Được dùng khi:

    •    Làm rõ khái niệm•    Làm rõ thái độ và giá trị•    Thu thập ý kiến từ mọi người•    Xây dựng sự đồng tâm hiệp lực•    Học kỹ năng mới như lắng nghe có phê phán•    Vd: Thảo luận về nguyên nhân gây mâu thuẫn hoặc phương cách vượt qua những rào cản để giải quyết mâu thuẫn2. Tranh luận    

    •    Là cuộc thảo luận giữa hai nhóm đối nghịch nhau•    Có thế sử dụng để dạy các chủ đề: thương thuyết, giao tiếp hiệu quả, ra quyết định, giải quyết mâu thuẫn bất bạo động •    Vd: Tranh luận câu này: “Không nên giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực”, hoặc “Vị thành niên yêu nhau không nhất thiết là sống thử”3. Sắm vai

    •    Tham dự viên trải nghiệm những cảm xúc trong một tình huống có thực ngoài cuộc sống•    Dùng để     phát triển các kỹ năng cụ thể, vd kỹ năng thương thuyết, quyết đoán, giao tiếp, tự ý thức    thảo luận về những vấn đề nhạy cảm như giới    Làm rõ những khái niệm mới hoặc chưa quen thuộc

    4. Kể chuyện

    •    Kể cách hấp dẫn một sự kiện có thật hay hoàn cảnh•    Có thể sử dụng con rối hoặc các vật dụng khác để làm cho câu chuyện thêm sinh động •    Vd: kể một biến cố gây stress cho bản thân5. Bài hát và vũ khúc

    •    Nói về thực trạng xã hội, những phẩm chất / giá trị tích cực

    •    Có thể tự sáng tác

    •    Vd: Sáng tác bài hát nói về tầm quan trọng của việc sáng tạo6. Động não

    •    Mọi người tự do bày tỏ ý kiến về một vấn đề

    •    Dùng để khám phá những quan điểm khác nhau, thiết lập hành vi mong đợi, khuyến khích sự tham gia, xây dựng sự đồng lòng

    •    Vd: Động não “Tại sao phải quản lý thời gian”7. Nghiên cứu trường hợp

    •    Tìm hiểu một câu chuyện có thật hoặc hư cấu mô tả một vấn đề, 1 thực trạng hay một tính cách

    •    Dùng để khơi gợi cảm xúc; giúp người học xác định và nhập nội những khái niệm, hoặc vấn đề nêu lên trongtrường hợp điển cứu đó; giúp vận dụng kỹ năng vừa học để giải quyết vấn đề8. Diễn kịch câm    

    •    Không sử dụng ngôn từ mà chỉ được dùng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…

    •    Dùng để chuyển tải những thông điệp mang tính nhạy cảm khó nói bằng lời

    •    Vd: Hãy diễn tả cảm xúc khi bạn gặp stress9. Thơ, vè

    •    Các loại hình thức nghệ thuật nêu bật sự kiện, chủ đề, tình huống

    •    Dùng để bày tỏ cảm xúc, ý kiến, kinh nghiệm, thói quen, khơi gợi tình cảm nhằm thay đổi hành vi

    •    Vd: Làm bài thơ về kỹ năng lắng nghe 10. Trò chơi

    •    Các hoạt động có luật lệ chơi

    •    Dùng để làm rõ những vấn đề nhạy cảm hay trừu tượng, củng cố tương tác nhóm, học và thực hành kỹ năng mới, thêm hiểu biết nhau, trình bày thú vị11. Hỏi - đáp

    •    Trao đổi giữa người dạy và người học để làm rõ thông tin

    Bài viết liên quan