Tiếng Nói trên Toàn Cầu ở Thượng Hội Đồng: Đức và Brazil

  • Thứ tư, 14:29 Ngày 04/12/2019
  • Alejandra Pero và Harriet Paterson

    Đội ngũ của chúng tôi từ Caritas Đức và Brazil lý giải cách thức Thượng Hội Đồng (THĐ) diễn ra vào thời điểm quan trọng cho vấn đề Amazon. “Tình hình môi trường ở Amazon rất thê thảm và nó đang là mối nguy cho sự sống còn của người dân bản địa,” Manuel Brettschneider, chuyên viên người Brazil đang làm việc cho Caritas Đức cho biết. “Vì vậy THĐ đã diễn ra vào đúng thời điểm quan trọng.”

    Như Đức Hồng Y Michael Czerny, phó tổng thư ký của Toà Thánh Vatican về việc Cổ Vũ Sự Phát Triển Con Người Toàn Diện đã tuyên bố mạnh mẽ vào lúc kết thúc THĐ: “Khi thế giới đã nhìn thấy Amazon cháy, thì người ta mới nhận ra chúng ta phải thay đổi.”

    Manuel hy vọng hội nghị lịch sử sẽ đem đến một Giáo hội được củng cố để gánh vác cuộc khủng hoảng chính trị và môi trường ở Amazon. 
    “Vì nhiều vấn đề đang xảy ra ở Amazon vượt ra ngoài quốc gia,” Manuel chỉ ra rằng “Giáo hội đang ở trong tư thế mạnh mẽ để sử dụng mạng lưới rộng lớn toàn cầu của mình để đáp lại.”

    Cái nghèo vẫn đeo bám dù ở một nước giàu
    Mặc dù tương đối giàu có, Brazil phải chịu sự bất bình đẳng cực độ trong xã hội, nghèo đói và sinh thái bị tàn phá. Những vấn đề này được đặt lên hàng đầu trong quần xã sinh vật của Amazon. Ở đây, Manuel giải thích, Caritas Đức cùng với Caritas Brazil làm việc trên ba mối quan tâm chính: quyền của người bản địa, bạo lực tình dục đối với trẻ em và thanh thiếu niên, và vấn đề di dân. 

    Việc tập trung vào quyền bản địa là trọng tâm của THĐ. Rôma đã được biến đổi bởi sự hiện diện đầy sống động của nhiều người bản địa đến từ chín quốc gia vùng Amazon, đưa ra những vấn đề căn bản về phẩm giá và sự sống còn của họ. 

    ĐTC Phanxicô đã gọi đó như là một “ơn sủng” khi dành thời gian “lắng nghe tiếng nói của người nghèo khó và suy gẫm trên sự bấp bênh trong cuộc sống của họ đang bị đe doạ bởi các mô hình phát triển tranh giành.

    Caritas hỗ trợ nhiều nhóm truyền thống khi phải đối mặt với những lợi ích cướp bóc như thế trên khắp vùng Amazon. Các nhóm địa phương của chúng tôi đào tạo để họ biết đòi quyền của mình không chỉ về mặt lãnh thổ mà còn đối với toàn bộ những vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

    Manuel cho hay: “Chúng tôi đào tạo người dân cách vận động hành lang ở cấp tiểu bang, cấp quốc gia và cấp quốc tế, và hỗ trợ họ kiếm sống theo những phương cách bền vững.” Để những sáng kiến này hoạt động hiệu quả, họ cần phải thích nghi với các nền văn hoá khác nhau của người dân và với môi trường thiên nhiên xung quanh họ. Hầu hết, họ phải làm cho người dân ở lại lãnh thổ của họ, như thế họ sẽ không phải di dời. 
     
    Như Đức Cha David Martìnez, trợ tá Tông đồ cho Puerto Maldonado ở Pêru, đã thề hứa tại THĐ: “Giáo hội cùng với người dân vùng Amazon bảo vệ lãnh thổ và sự sống của họ.”

    Bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất
    Tài liệu cuối cùng của THĐ thương tiếc cho tình trạng của giới trẻ ở vùng Amazon, những người “có cùng giấc mơ và hy vọng như những người trẻ khác trên khắp thế giới” nhưng đang phải đối mặt với “thực tế đáng buồn như nghèo đói, bạo lực, khai thác tình dục …buôn bán người và những hình thức nô lệ mới”. Tài liệu lên tiếng, Giáo hội phải “chào đón và đồng hành với người trẻ” đặc biệt với những người bị gạt ra bên lề xã hội. Caritas Brazil thực hiện dự án chống lại bạo lực tình dục và nạn buôn người ở chín thành phố Amazon, tập trung vào trẻ em và thanh thiếu niên từ mọi cấp độ: giàu và nghèo; nông thôn và thành thị. 

    “Ngăn chặn là chìa khoá để chống lại bạo lực tình dục đối với thanh thiếu niên và trẻ em,” Manuel giải thích. “Điều này có nghĩa là đào tạo người dân phản ứng lại tình trạng bạo lực; làm cho các nhà lãnh đạo và công chúng nhận thức rõ hơn những vấn đề, và cung cấp hỗ trợ pháp lý.”

    Caritas Manaus, bà Rosivane Anjos - nhà tâm lý học hy vọng THĐ sẽ gây được chú ý nơi chính phủ và công chúng về vấn đề bạo lực tình. Bà ta đồng ý với kết luận của THĐ rằng thanh thiếu niền cần có được không gian để trở thành nhân vật chính trong chính số phận của họ. 

    “Hãy trao cho những người trẻ sức mạnh để họ có thể nói với các bạn của mình về những vấn đề khó khăn đã được minh chứng là chúng có tác động lớn,”  bà Rosivane Anjos phát biểu, phác thảo phương cách Caritas đào tạo giới trẻ để nâng cao nhận thức. Đây chắc chắn là “những ngôn sứ của hy vọng” cho những người mà tài liệu cuối cùng của THĐ đề cập đến, chỉ ra con đường cho một “mục vụ giới trẻ dũng cảm và đổi mới.”

    Caritas phản ứng lại với cuộc khủng hoảng di dân ở Brazil và Venezuela
    Cuộc khủng hoảng ở Venezuela đã chứng kiến ít nhất 168,000 người di cư đến Brazil trong tổng số 4, 5 triệu người rời khỏi đất nước họ.
    Rất nhiều người đến từ các bộ lạc bản địa, Aurinete Freire đến từ Caritas Brazil giải thích, như bộ tộc Warao những người đang di cư do hàng ngàn người vào miền bắc Brazil. Không nói được tiếng Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha hoặc biết rất ít, người Warao dễ bị tổn thương. 

    Aurinete cho biết “phụ nữ là trọng tâm chính của chúng tôi, vì họ thường di cư một mình với con cái và trở thành mục tiêu của nạn bạo lực tình dục.”
    Caritas đang làm việc với các tổ chức xã hội dân sự khác để đảm bảo cho những người tị nạn có thể sống đầy đủ nhân phẩm, bằng cách cung cấp nơi trú ẩn, thuốc men và sự đồng hành. 

    Di cư từ xuyên quốc gia và từ những vùng nông thôn đến các thành phố là một hiện tượng to lớn ở Amazon. Caritas hiện diện ở đó để hỗ trợ những người đã rời bỏ nhà của mình, khi họ cố gắng tham gia vào các thị trường lao động xa lạ và thích nghi với nền văn hoá địa phương. 

    Như Aurinete chỉ ra: “Caritas đã có một lịch sử trước THĐ và chúng tôi sẽ có một lịch sử sau đó. Con đường được thực hiện bằng cách đi bộ… Chúng tôi đang ở đây để đến với thế giới “Amazonise”, có nghĩa là cùng nhau hợp tác,  để chia sẻ và ứng phó.

    Chuyển ngữ: BBT – Caritas Việt Nam

    Bài viết liên quan