Bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng khi tiếp kiến các Đại sứ về tệ nạn buôn bán người

  • Chủ nhật, 10:10 Ngày 15/12/2013
  • "Con người không thể bị bán và mua như hàng hóa. Bất cứ ai sử dụng và khai thác con người, dù là gián tiếp, cũng trở thành đồng lõa cho hành động bất lương này"

    Đây là nội dung bản dịch bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng Francis khi Ngài tiếp kiến các đại sứ đến thăm Tòa Thánh từ Algeria, Iceland, Đan Mạch, Lesotho, Palestine, Sierra Leone, Cape Verde, Burundi, Malta, Thụy Điển, Pakistan, Zambia, Na Uy , Kuwait, Burkina Faso, Uganda, và Jordan.

    ***

    Thưa quý vị,

    Tôi rất vui khi được gặp gỡ quý vị Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đại diện cho các nước đang đến với Tòa Thánh: Algeria, Iceland, Đan Mạch, Lesotho, Palestine, Sierra Leone, Cape Verde, Burundi , Malta, Thụy Điển, Pakistan, Zambia, Na Uy, Kuwait, Burkina Faso, Uganda và Jordan.

    Tôi cảm ơn các bạn vì những tốt đẹp các bạn gửi cho tôi. Tôi mong các bạn giúp tôi gửi những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi đến với người dân và cả chính phủ của các bạn. Đồng thời, thông qua các bạn, tôi cũng gửi lời chào đến lãnh đạo dân sự và tôn giáo của các quốc gia của các bạn, cũng như tất cả đồng bào của các bạn, với một ký ức đặc biệt đối với cộng đồng Công Giáo.

    Gặp gỡ với bạn, suy nghĩ đầu tiên của tôi là muốn mời gọi cộng đồng quốc tế, với nhiều sáng kiến được tiến hành để tiến tới hòa bình, đối thoại;các mối quan hệ về hợp tác về văn hóa, chính trị và kinh tế và để giúp các quần thể cố gắng bởi những khó khăn khác nhau. Hôm nay tôi muốn chia sẻ với  các bạn một vấn đề mà tôi quan tâm rất nhiều vì vấn đề này hiện nay đang đe dọa phẩm giá của con người: đó là nạn buôn người bất hợp pháp. Đó  thực sự là hình thức trá hình của chế độ nô lệ, thật không may vì vấn nạn này đang lan rộng  đến tất cả các nước, kể cả những nước phát triển nhất, nạn nhân là những người nghèo khổ bất hạnh trong xã hội: phụ nữ và trẻ em gái, trẻ em nam và nữ, người tàn tật, những người nghèo nhất, những người có hoàn cảnh  gia đình không may mắn và bất hạnh. Đến với những người khốn khổ này,  những Ki-tô hữu nhận ra diện mạo của Chúa Giê-su, Đấng mà đã hòa nhập với những người hèn mọn nhất và những người túng thiếu nhất giữa chúng ta. Chúng ta cần chia sẻ, và có lòng từ bi đối với những đau khổ của họ, cố gắng giải thoát và làm dịu vết thương của họ.

    Chúng ta hãy cùng nhau tìm cách giải phóng cho họ và mạnh mẽ lên tiếng chống lại nạn buôn người khủng khiếp này. Đã có hàng triệu nạn nhân lao động bị cưỡng bức, họ là nô lệ của nạn buôn người và bóc lột tình dục. Tất cả điều này không thể tiếp tục: đó là một sự vi phạm nghiêm trọng đến nhân quyền và phẩm giá của nạn nhân, để diễn ra điều này cho thấy sự  thất bại của cộng đồng quốc tế. Tất cả mọi người thiện chí, cho dù họ tuyên xưng tôn giáo hay không,cũng không thể cho phép phụ nữ, nam giới và trẻ em bị đối xử chẳng khác nào những đồ vật. Họ bị lừa dối, bị lạm dụng, thường lần bị bán vì những mục đích khác nhau, nhưng cuối cùng họ bị giết chết hoặc có lẽ bị hủy hoại thể chất và tinh thần. Cuối cùng họ bỉ sa thải và bỏ rơi. Đó là một việc làm đê tiện

    Nạn buôn người là một tội ác chống lại loài người. Chúng ta phải tham gia lực lượng để giải phóng các nạn nhân và ngăn chặn tội lỗi này tích cực hơn, nạn buôn người ngoài việc đe dọa các cá nhân, nó còn hủy hoại các giá trị cơ bản của xã hội cũng như an ninh và công lý quốc tế, các nền kinh tế, cơ cấu gia đình và đời sống xã hội. Tuy nhiên, phải có một giả định về trách nhiệm liên đới và một ý chí chính trị mang tính quyết định hơn để thành công trong việc chinh phục trên mặt trận này. Chính phủ các nước phải có trách nhiệm đối với những người đã trở thành nạn nhân của nạn buôn người, phải bảo vệ quyền lợi của họ, phải đảm bảo an toàn của họ và gia đình họ, phải mạnh tay với nạn tham nhũng và tội phạm đang trốn tránh pháp luật. Việc đầu tiên là phải can thiệp pháp lý đầy đủ ở các nước là những nơi bắt nguồn, trong quốc gia quá cảnh và trong nước đến, tạo nên quy định của vấn đề di cư, có thể sẽ làm giảm vấn đề.

    Đối với các chính phủ và cộng đồng quốc tế ,hiện tượng này cần được dự đoán và ngăn chặn, Không được lơ là chủ quan khi đưa ra các biện pháp ở nhiều cấp độ để ngăn chặn và bảo vệ ,hỗ trợ các nạn nhân của loại tội phạm này, những việc làm ăn phi pháp như buôn bán ma túy, vũ khí, vận chuyển người di cư bất hợp pháp luôn có quan hệ mật thiết với Mafia. Thật không may, chúng ta không thể phủ nhận rằng đôi khi nhân viên xã hội và các thành viên của đội ngũ làm nhiệm vụ hòa bình đã bị biến chất. Tuy nhiên, để có được kết quả tốt đẹp khi đối diện với vấn đề này cần có một trình độ văn hóa nhất định và truyền thông. Và để làm được việc này còn cần phải tự vấn lương tâm: trên thực tế đã bao nhiêu lần chúng ta làm ngơ khi thấy một con người được coi là một món đồ để bán hoặc để đáp ứng mong muốn vô đạo đức? Con người không bao giờ được bán và mua như hàng hóa. Bất cứ ai sử dụng và khai thác con người như thế, thậm chí chỉ là gián tiếp, cũng là đồng lõa cho tội ác này.

    Kính thưa quý vị, tôi muốn chia sẻ những suy tư của tôi về một bệnh dịch xã hội của thời đại chúng ta, tôi luôn tin tưởng vào  các giá trị và sức mạnh khi chúng ta  phối hợp chống lại tệ nạn này. Vì vậy, tôi khuyên nhủ cộng đồng quốc tế hãy hành động nhiều hơn và đưa ra những chiến lược hiệu quả đối với nạn buôn người, do đó, trong mỗi phần tử sống trong thế giới này, những người đàn ông và phụ nữ sẽ không bao giờ bị sử dụng như một phương tiện hay hàng hóa, Nhân phẩm của con người luôn luôn cần được tôn trọng và bất khả xâm phạm.

    Tôi xin bày tỏ lời chúc tốt đẹp nhất của tôi đến với từng người đang có mặt tại tòa Thánh hôm nay, Giáo triều Rôma sẽ hỗ trợ hết khả năng để các bạn thực hiện công tác của mình. Để kết thúc bài diễn văn này, tôi cầu chúc ơn lành của Chúa ban xuống cho các bạn và gia đình, cũng như cộng tác viên của bạn.

    Bài viết liên quan