Báo cáo của IOM: 1 trong 3 người di cư bị thiệt mạng trên đường chạy trốn cuộc xung đột

  • Thứ tư, 07:15 Ngày 03/04/2024
  • © UNICEF/Ashley Gilbertson
    Các tình nguyện viên giúp đỡ những người tị nạn đến đảo Lesbos, thuộc vùng Bắc Aegean của Hy Lạp. (tài liệu)

     Cơ quan Di cư của Liên Hợp Quốc, IOM, cho biết hôm thứ Ba rằng cứ ba người di cư khi họ chạy trốn khỏi cuộc xung đột, thì có một người bị thiệt mạng. Hơn 2 trong 3 người di cư, được ghi nhận đã chết, vẫn chưa được xác định danh tính.

    Năm vừa qua được ghi nhận là năm có nhiều người chết nhất , với 8.541 nạn nhân là người di cư. Gần 60% số ca tử vong có liên quan đến đuối nước .

    Cho đến năm 2024, các khuynh hướng cũng ở mức báo động. Chỉ riêng dọc theo tuyến đường biển Địa Trung Hải – trong khi lượng người đến năm nay thấp hơn đáng kể (16.818) so với cùng kỳ năm 2023 (26.984) – số người chết gần như cao như trước đây, với 956 người được ghi nhận từ ngày 1 tháng Giêng.

    Không xác định, chưa được báo cáo

    IOM lưu ý rằng số ca tử vong không rõ danh tính vẫn còn cao - hơn 2/3 số người di cư - khiến gia đình và cộng đồng gặp khó khăn trong việc minh bạch nguồn thông tin về những gì đã xảy ra cho bạn bè hoặc người thân. Đến nay, dữ liệu Dự án Người di cư mất tích của cơ quan Liên hợp quốc cho thấy vẫn còn 26.666 người thiệt mạng khi di cư vẫn chưa được tìm thấy.

    Ugochi Daniels, Phó Tổng Giám đốc Điều hành IOM cho biết về những phát hiện gần đây: “Mặc dù có nhiều người thiệt mạng trong khi danh tính vẫn chưa được xác định, nhưng chúng tôi biết rằng gần 5.500 phụ nữ đã bỏ mạng trên các tuyến đường di cư trong 10 năm qua và số trẻ em được xác định danh tính là gần 3.500”.Tuy nhiên, báo cáo cho rằng, số người chết thực sự là phụ nữ và trẻ em có thể cao hơn nhiều : có hơn 37.000 người chết không có thông tin về giới tính hoặc tuổi tác.

    Kêu gọi con đường an toàn

    Nghiên cứu cho thấy hơn một phần ba người di cư đã chết được xác định là đến từ các quốc gia có xung đột hoặc có đông người tị nạn. Điều đó nhấn mạnh những mối nguy hiểm mà những người cố gắng chạy trốn khỏi khu vực xung đột nhưng không có con đường an toàn phải đối diện, cơ quan này nhấn mạnh. Tuyến đường nguy hiểm nhất là Trung Địa Trung Hải , nơi có ít nhất 23.092 người bị thiệt mạng kể từ năm 2014.

    Bà Daniels cho biết: “Tổn thất đối với những nhóm cư dân dễ bị tổn thương và gia đình của họ thôi thúc chúng tôi chuyển sự chú ý vào dữ liệu thành hành động cụ thể”, đồng thời ủng hộ việc thu thập thông tin chi tiết hơn để thuận tiện cho việc khởi tạo các tuyến đường di cư an toàn hơn cho những người phải chạy trốn khỏi cuộc xung đột và khổ đau tại quê hương mình.

    IOM đã thông qua Kế hoạch chiến lược mới 2024-2028 nhằm cứu mạng sống và bảo vệ người dân di cư là mục tiêu hàng đầu của chiến lược. Để làm điều đó, cơ quan di cư của Liên Hợp Quốc đang kêu gọi các quốc gia và các đối tác khác cùng hợp tác nhằm chấm dứt cái chết của người di cư và giải quyết tác động của hàng chục nghìn sinh mạng bị thiệt hại trên các tuyến đường di cư trên toàn cầu.

    Nguồn: https://news.un.org/en/story/2024/03/1147971

    Chuyển ngữ: PTT – Caritas Việt Nam

     

     

    Bài viết liên quan