Báo cáo của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva về di cư và gia đình

  • Thứ ba, 10:10 Ngày 21/10/2014
  • di dan“Việc di cư của các gia đình cần được xem xét trên khuôn khổ xuyên quốc gia để linh động hơn trong việc di chuyển của người dân, đặc biệt ở những quốc gia có các gia đình công nhân nhập cư bị cản trở về mặt pháp lý.”Dưới đây là nhận định của Đức Tổng Giám Mục Silvano M. Tomasi, đại diện thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva ở cuộc đối thoại quốc tế về di cư của Tổ chức Di dân Quốc tế "Di cư và gia đình" năm 2014 (Geneva, 8 Tháng 10 năm 2014).

    *** Thưa ông Chủ tịch,

    Các gia đình di dân là một phần quan trọng trong hiện tượng di dân ngày càng tăng trong thế giới toàn cầu. Do đó, Phái đoàn Tòa Thánh nhận thấy đây là một chủ đề quan trọng cần được quan tâm tại cuộc đối thoại quốc tế về di dân (IDM) năm 2014.

    1. Người di dân thường xuyên thay đổi nơi ở để lo cho nhu cầu trong gia đình; Có những lúc, họ thậm chí đánh liều cuộc sống trên những chiếc thuyền mỏng manh hoặc trong sa mạc nguy hiểm với hy vọng đảm bảo cho gia đình có một cuộc sống tươm tất như các tài liệu báo cáo của IOM. Qua việc làm, các loại thuế họ trả, và hàng loạt dịch vụ mới nơi họ bắt đầu làm việc, hầu hết người di dân đóng góp tích cực cho nền kinh tế và xã hội. Chẳng hạn, những phụ nữ giúp việc nhà phải rời xa con cái để chăm sóc trẻ em, người tàn tật và người cao tuổi ở nước ngoài. Trong khi người di dân đóng góp tích cực cho xã hội sở tại, họ phải đối mặt với rủi ro là con cái và người thân vẫn còn sống trong bóng tối và bị thiếu thốn tình cảm ở quê nhà. Các kiều hối gửi về nhà là những đóng góp tài chính của người di dân. Mặc dù số tiền này rất quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe và giáo dục cho các thành viên còn lại của gia đình, nó không thể bù đắp cho các nhu cầu khác như: tình cảm, sự hiện diện để dạy dỗ các giá trị và tính tròn vẹn, làm gương về trách nhiệm, đặc biệt là cho thế hệ trẻ . Cảm giác thiếu vắng khi một người cha hay người mẹ phải di dân gợi lên một sự xung đột bên trong giữa việc di dân và quyền được ở nhà. Đặc biệt là với các bà mẹ di dân, những hậu quả tiêu cực khác xuất hiện: trẻ em đi học giảm, hiện tượng tảo hôn của các cô gái vị thành niên tăng, và nguy cơ lạm dụng ma túy cao. Như Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu gần đây: "Phản ứng với việc di dân toàn cầu là điều cần thiết của hoạt động từ thiện và hợp tác toàn cầu, theo một cách nào đó để tạo điều kiện cho người di cư một cách nhân đạo hơn. Đồng thời, cần nỗ lực hơn nữa trong việc đảm bảo nới lỏng các điều kiện, thường gây ra bởi chiến tranh hay nạn đói, trong đó buộc toàn bộ người dân phải rời khỏi quê hương của họ." 2. Vì thế, trẻ em cũng như những người lớn tuổi và những cặp vợ chồng ở lại quê hương, phải được ưu tiên cao trong chính sách di cư và các cuộc tranh luận: họ đặc biệt dễ bị tổn thương, nên cần được bảo vệ đặc biệt. Chính sách và chương trình phát triển nên nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích của kiều hối, hạn chế những tác động tiêu cực của di dân và nhấn mạnh mối quan hệ gia đình như là một mối quan tâm chính trong việc quản lý xuất nhập cảnh của các nhà nước. Xây dựng chính sách đối với gia đình và lao động di cư cần quan tâm hai lĩnh vực khác biệt là "xã hội" và "kinh tế". Trong thực tế, hai khái niệm này được đan xen vào nhau.

    Trong kế hoạch của cộng đồng quốc tế và các cuộc thảo luận tập trung trong các chương trình nghị sự về phát triển sau năm 2015, di dân phải có một vị trí thích hợp, không chỉ có chức năng trong sự phát triển và nhân khẩu học, mà như là một cam kết về quyền con người nhằm bảo vệ phẩm giá của mỗi con người và vai trò trung tâm của gia đình.

    3. Thật vậy, một cải cách nhập cư hết sức cần thiết liên quan đến việc xây dựng một khung pháp lý nhằm giúp cho các gia đình gắn kết với nhau. Cuộc sống và phẩm giá của mỗi con người được nuôi dưỡng trong gia đình. Trẻ em nào cũng cần cha mẹ. Cha mẹ có trách nhiệm bảo vệ và nuôi dưỡng con cái của họ, và các bậc phụ huynh không bị ngăn cản sống ơn gọi căn bản này. Quá nhiều gia đình đang tan nát khi cho phép trẻ em di cư không có người thân đi theo gặp những vấn đề khi chúng đối mặt với sự bất công và tuyệt vọng. Tuy nhiên, cấu trúc gia đình nên là nơi giáo dục niềm hy vọng, tình yêu thương, công lý và sự biết ơn hiệu quả nhất. Gia đình là đơn vị cơ bản của đời sống chung, là nền tảng và phương cách cuối cùng chống lại sự phân mảnh xã hội.

    4. Cuối cùng, biện pháp khả thi có thể được thực hiện một cách thực tế và nhạy cảm. Những người di cư bị hạn chế hoặc không thể chăm sóc cho cha mẹ già hoặc hay người thân, nên được trợ cấp đặc biệt để họ được trở về nhà. Chi phí lãi suất cho việc chuyển kiều hối phải được hạ xuống. Quá trình xin thị thực cho vợ/chồng hoặc thành viên thân cận trong gia đình (trong một số quốc gia đã ở nhiều năm) cần phải được đẩy nhanh hơn. Dịch vụ "tư vấn gia đình" trong những vùng có số người di dân cao cần được tổ chức để hỗ trợ và tư vấn cho các thành viên trong gia đình "phải ở lại" và tạo điều kiện sum họp kịp thời cho các gia đình. Trong thực tế, khi người di dân quay trở về với quê hương, họ trải nghiệm một "cú sốc văn hóa trái ngược."

    Những thay đổi về chức năng gia đình là nguyên nhân tạo nên việc di dân không có hồi kết khi họ trở về quê hương; trên thực tế, người di cư trở về cảm thấy một hoàn cảnh gia đình rất khác so với trước khi họ đi. Thành viên gia đình có thể trở thành "người lạ" vì họ đã vắng bóng trong cuộc sống của nhau từ khi quan hệ giữa họ chủ yếu dựa trên việc gửi tiền và đồ đạc hoặc không thường xuyên liên lạc với nhau bởi phương tiện truyền thông mới Internet.

    5. Tóm lại, điều bắt buộc là cần tránh đối xử thụ động với những người "ở lại" như là tác động của việc di dân. Trong bối cảnh này, việc di cư của các gia đình cần được xem xét trên khuôn khổ xuyên quốc gia để linh động hơn trong việc di chuyển của người dân, đặc biệt ở những quốc gia có các gia đình công nhân nhập cư bị cản trở về mặt pháp lý. Tương tác lành mạnh và các mối quan hệ cá nhân giữa các thành viên gia đình đang bị cản trở bởi biên giới. Nhà nước và xã hội dân sự được thúc đẩy ưu tiên cho các gia đình di cư vì tương lai của họ và do đó tạo nên kinh nghiệm tích cực hơn vì tất cả.

    Bài viết liên quan