Bốn vị Giáo hoàng trong cùng một ngày lịch sử

  • Thứ tư, 10:10 Ngày 30/04/2014
  • Hai vị Giáo hoàng của thế kỷ XX đã làm thay đổi cục diện của Hội thánh Công giáo được Đức Giáo hoàng Phanxicô phong thánh là Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolo II, một động thái cân bằng tinh tế giữa tư tưởng bảo thủ và tiến bộ của Hội thánh. Đức Giáo hoàng (ĐGH) Phanxico đã mời ĐGH Biển Đức XVI cùng cử hành Thánh lễ tại quảng trường thánh Phêrô, lần đầu tiên, một vị Giáo hoàng đương nhiệm và từ nhiệm cùng cử hành Thánh lễ ở nơi công cộng trong lịch sử 2000 năm của Hội Thánh. Ước tính có khoảng 800.000 người tham dự - nhiều người trong số họ từ quê hương Ba Lan của Đức Gioan Phaolô II, các đường phố xung quanh và các cây cầu qua sông Tiber, một số lượng rất lớn nhưng cũng chỉ bằng một nửa con số dự lễ phong Chân phước Gioan Phaolô II vào năm 2011.Đức Gioan XXIII trị vì từ 1958-1963 và là một anh hùng vì đã triệu tập Công Đồng Vatican II. Công đồng đưa Hội thánh vào kỷ nguyên hiện đại khi cho phép Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng địa phương chứ không phải là La tinh và khuyến khích cuộc đối thoại với người dân của các tôn giáo khác, đặc biệt là người Do Thái.Trong một phần tư thế kỷ triều Giáo hoàng, Đức Gioan Phaolô II giúp lật đổ chủ nghĩa Cộng sản và khơi dậy một thế hệ người Công giáo mới, trong khi vẫn bảo vệ những giáo huấn cốt lõi của Hội thánh về phá thai, hôn nhân và các vấn đề nóng bỏng khác sau những năm 1960 đầy biến động.Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là cộng sự viên thân tín nhất của Đức Gioan Phaolô II và tiếp tục lãnh đạo Hội Thánh 8 năm trong sự trung thành với truyền thông sâu xa. Vị Giáo hoàng kế nhiệm Phanxico có vẻ giản dị với phong cách mục vụ như Đức Gioan XXIII tốt lành. ĐGH Phanxico đã ca ngợi hai vị tiền nhiệm là “những con người quả cảm”, Đức Gioan XXIII để Thiên Chúa hướng dẫn mở Công đồng, còn Đức Gioan Phaolo II tập trung vào gia đình. “Các ngài là những linh mục, giám mục và giáo hoàng của thế kỷ 20. Các ngài đã sống qua những sự kiện bi thảm của thế kỷ, nhưng không bị đè bẹp".ĐGH Biển Đức đã mở án phong thánh cho Đức Gioan Phaolô chỉ vài tuần sau cái chết của ngài năm 2005, đáp ứng các tiếng hô "Santo Subito!" hoặc "Phong Thánh ngay!" nổ ra trong Thánh Lễ an táng của ngài. Việc phong thánh cho Đức Gioan Phaolô II là nhanh nhất trong thời hiện đại.Còn án phong thánh của Đức Gioan XXIII lâu hơn, từ việc phong Chân phước năm 2000. Để cân bằng với tư tưởng bảo thủ so với hào quang của Đức Gioan Phaolo, ĐGH Phanxico đã quyết định cùng phong thánh cho hai vị. Như vậy, ngài đã thay đổi quy tắc phong thánh của Vatican, chấp nhận phong thánh cho Đức Gioan XXIII mà không cần phép lạ thứ hai. ĐGH Phanxico cũng nhấn mạnh đến sự liên tục trong bài giảng khi ca ngợi Đức Gioan XXIII triệu tập Công đồng còn Đức Gioan Phaolô thực hiện.“Đức Gioan XXIII và Gioan Phaolô II đã cộng tác với Chúa Thánh Thần trong việc đổi mới và cập nhật Hội thánh phù hợp với bản chất nguyên thủy, những đặc tính mà các vị thánh của chúng ta đã trao ban cho Hội thánh trong suốt nhiều thế kỷ." Trong buổi lễ, ĐGH Phanxico hít một hơi thật sâu và dừng lại một chút trước khi đọc công thức phong thánh bằng tiếng Latin, như xúc động trước một lịch sử vĩ đại khi phong thánh hai vị Giáo hoàng cùng một lúc.Ngay khi ngài thể hiện điều đó, tiếng vỗ tay vang dội từ phía cộng đoàn trong quảng Thánh Phêrô và lan rất xa.Đức Cha Victor Perez thốt lên: "Đây là một thời khắc lịch sử”. Ngài đưa một nhóm sinh viên từ các trường trung học Gioan Phaolo ở Houston, Texas và chờ đợi gần 12 tiếng để có thể đến gần quảng trường Thánh Phêrô. “Đức Gioan Phaolo II có ảnh hưởng lớn trên Hội Thánh. Ngài đã hoàn thành công trình của Công đồng Vatican II. Hôm nay vinh danh 50 năm qua về những gì Thiên Chúa đã thực hiện trong Hội Thánh."Tại quê hương Ba Lan, tiếng chuông vang lên ngay sau khi ĐGH Phanxico tuyên bố hai vị thánh Giáo hoàng. Maria Jurek xúc động chia sẻ: "Ngài đã thay đổi Ba Lan bằng giáo huấn của ngài và bằng chuyến thăm ở đây. Maria tham dự nghi thức phong thánh qua màn hình tivi khổng lồ ở một vương cung thánh đường dâng kính Đức Gioan Phaolo ở Krakow.Tại Philippines, nơi Đức Gioan Phaolô thu hút 4 triệu  người vào năm 1995 tham dự Thánh Lễ, người Philippines xem phong thánh trên truyền hình và tham gia cử hành tại địa phương , bao gồm một cuộc diễu hành ở ngoại ô Manila của trẻ em ăn mặc như Đức Giáo Hoàng.Tuy nhiên, bầu không khí trong Thánh Phêrô lại trang nghiêm và dịu nhẹ - có lẽ vì bầu trời màu xám và sự thiếu ngủ của nhiều người hành hương cắm trại trên đường phố gần Vatican, khác với không khí vui nhộn hồi tháng 5 năm 2011 khi phong chân phước Gioan Phaolô, lúc đó các ban nhạc trẻ tuổi múa hát, reo hò trước, trong và sau khi Thánh Lễ. Khách hành hương Ba Lan mang cờ màu đỏ và trắng của quê hương yêu dấu của Đức Gioan Phaolô vinh dự được là những người đầu tiên vào quảng trường trước khi mặt trời mọc.Mặc dù tất cả đổ về cho lễ phong 2 vị thánh, nhưng đại đa số những người tuốn về Roma hướng về Đức Gioan Phaolo II. "ĐGH Gioan Phaolô là của chúng ta", Therese Andjoua, một y tá 49 tuổi từ Libreville, Gabon, cùng với khoảng 300 khách hành hương khác tham dự cho biết. Cô mặc một chiếc váy châu Phi truyền thống mang hình ảnh của cả hai vị thánh mới.“Năm 1982, ngài đến Gabon và khi đến, ngài hôn đất và nói với chúng tôi: Hãy đứng dậy, đi về phía trước và đừng sợ", cô nhớ lại. "Khi chúng tôi nghe nói ngài sẽ được phong thánh, chúng tôi đã đứng dậy."Các vua, nữ hoàng, Chủ tịch và thủ tướng từ hơn 90 quốc gia tham dự . Khoảng 20 nhà lãnh đạo Do Thái từ Mỹ, Israel, Italy, Argentina và Ba Lan cũng tham gia, thể hiện sự trân trọng rõ ràng về những bước tiến lớn trong mối quan hệ Công Giáo - Do Thái dưới thời Đức Gioan XXIII, Gioan Phaolo II và những người kế nhiệm.Sự hiện diện của ĐGH Biển Đức trên bàn thờ là một dấu ấn trong lễ phong thánh lịch sử này. ĐGH Biển Đức đã tuyên bố “ở ẩn” sau khi từ nhiệm năm ngoái, nhưng ĐGH Phanxico đã kêu gọi ngài tham gia và đời sống công khai của Hội thánh. Trong Thánh lễ, ĐGH Biển Đức ngồi ở bên cánh bàn thờ với các Hồng y khác, nhưng cũng rõ ràng ở một vị trí danh dự. Ngài đã đón chào tổng thống Ý và rất nhiều Hồng y. ĐGH Phanxico đã ôm ĐGH  Biển Đức vào đầu và cuối nghi thức.ĐGH Biển Đức đã tự đến quảng trường, mặc lễ phục màu trắng cùng mũ giám mục như các Hồng y khác. Sự khác biệt duy nhất là ngài đội mũ trắng chứ không phải màu đỏ.Anna Thanh Huyền FMA chuyển ngữ

    Bài viết liên quan