Chăm sóc Ngôi nhà chung của chúng ta cho một nền kinh tế thúc đẩy sự Bền vững và Hòa bình

  • Thứ hai, 14:51 Ngày 13/11/2023
  • Hội nghị bàn tròn do Học viện Khoa học Giáo hoàng tổ chức

    Chăm sóc Ngôi nhà chung của chúng ta cho một nền kinh tế thúc đẩy sự Bền vững và Hòa bình

    Ngày 10 tháng 11 năm 2023

    Khoảng 40 nhà lãnh đạo đại diện cho tôn giáo, doanh nghiệp, truyền thông và chính phủ, những người cam kết xây dựng một nền kinh tế quan tâm đến môi trường, thúc đẩy hòa bình và hướng đến thiện ích chung, đã tham gia cuộc thảo luận bàn tròn với tựa đề “Chăm sóc Ngôi nhà chung của chúng ta & Truyền đạt một nền kinh tế thúc đẩy sự bền vững và hòa bình”. Vào sáng ngày thứ Ba, 7 tháng 11, sự kiện được tổ chức tại Học viện Khoa học Giáo hoàng và được bảo trợ bởi Bộ Truyền thông và Bộ Thăng tiến Phát triển Con người Toàn diện của Vatican.

    Sự kiện này theo sát và tập trung vào cuộc triển lãm về khủng hoảng khí hậu mang tên “Những thay đổi”, gồm các tác phẩm của các nhiếp ảnh gia nổi tiếng trên thế giới, kết hợp với những thông điệp của Thánh Phanxicô Assisi, dưới sự điều phối của Lia và Marianna Beltrami. Lia Beltrami tại sự kiện đã mô tả cuộc triển lãm này là một trong các triển lãm khác trong chuỗi “Những cảm xúc để tạo ra sự thay đổi” được tổ chức với các chủ đề khác nhau với mong ước tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn.

    Ông Paolo Ruffini, Bộ trưởng Bộ Truyền thông, có bài phát biểu đầu tiên tại sự kiện. Ông mô tả hội nghị bàn tròn và cuộc triển lãm ảnh như một “lời kêu gọi hành động… tham gia vào một nền kinh tế thúc đẩy sự phát triển bền vững” mà nó đặt con người và việc bảo vệ công trình tạo dựng làm trọng tâm. Tiến sĩ Ruffini cũng cho biết: “Điều này tùy thuộc vào chúng ta” trong việc xây dựng “mạng lưới truyền thông tốt và trung thực”, “một hệ sinh thái chia sẻ… để xây dựng một nền đạo đức cho tương lai”, tái khám phá “ý tưởng rằng thông tin, giống như giáo dục, là thiện ích chung và do đó phải được bảo vệ”. Ông Ruffini kết luận: “Tương lai của các nền dân chủ của chúng ta phụ thuộc vào điều đó”.

    Sau đó, Đức Hồng Y Peter Turkson, đại diện Học viện Khoa học Giáo hoàng, đã chào đón những người tham gia sự kiện. Đức Hồng Y giải thích việc Giáo hội Công giáo công nhận khoa học và đức tin không đối lập nhau. Trên thực tế, ngài cho rằng việc thành lập Học viện Khoa học Giáo hoàng là một phương tiện để Giáo hội tham gia tích cực vào khoa học. Đức Hồng Y nói thêm rằng Học viện đang tích cực đối thoại thông qua các nhà khoa học thuộc Viện, cũng như với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, cổ võ sự tham gia tích cực nhằm đảo ngược tình trạng biến đổi khí hậu.

    Người phát biểu cuối cùng trước cuộc hội thảo mở là Jennifer Jordan-Saifi (giám đốc điều hành - Sáng kiến Thị trường Bền vững, do Vua Charles III phát động khi ông còn là Hoàng tử xứ Wales), đã nói về sự can đảm đạo đức cần thiết để đối phó với các cuộc khủng hoảng quốc tế ngày nay, đặc biệt hướng về sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu cop 28 sắp tới ở Dubai.

    JR Kerr, giám đốc điều hành của Handshake, điều hành cuộc hội thảo, dựa trên các Mục tiêu Bền vững của Liên Hợp Quốc và Thông điệp Laudato Si' của Đức Thánh Cha Phanxicô, đều được phát hành vào năm 2015, các tài liệu này cung cấp sự khới đầu cho cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo trên lĩnh vực tư nhân và nền tảng đức tin. Các chủ đề nổi bật trong buổi trao đổi là: vai trò của nghệ thuật và giao tiếp trong việc nâng cao nhận thức và thay đổi hiệu quả, tầm quan trọng của việc tránh ngôn ngữ phân cực, việc kể chuyện như một hình thức nghệ thuật nhằm truyền tải thông điệp, học hỏi từ những thay đổi văn hóa trong quá khứ và sự cần thiết phải thay đổi đi từ dưới lên chứ không phải từ trên xuống.

    Phiên thảo luận thứ hai được dẫn dắt bởi các nhà lãnh đạo các nền kinh tế và lĩnh vực kinh doanh. Các chủ đề được thảo luận ở đây bao gồm tầm quan trọng của dữ liệu để chứng minh những tổn thất tài chính mà chính phủ phải gánh chịu do hậu quả của biến đổi khí hậu; Đức Thánh Cha Phanxicô tập trung vào vấn đề biến đổi khí hậu và bảo vệ “ngôi nhà chung của chúng ta”, thông qua việc sử dụng ngôn ngữ không phân cực nhằm nêu bật các vấn đề trong xã hội; hoàn cảnh khốn khổ của rất nhiều người dân, không được bảo đảm, trên thế giới, những người phải chịu tổn thất nặng nề từ các thảm hoạ thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra; một ví dụ cụ thể về cách thức một tổ chức tài chính tham gia vào hoạt động tài chính bền vững qua việc đầu tư chuyển đổi carbon thấp và khuyến khích khách hàng doanh nghiệp của mình cùng hoạt động theo hướng đó; quá trình chuyển đổi năng lượng, không giống như quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đồng thời, đòi hỏi tất cả mọi người - các cá nhân và tổ chức ở mọi cấp độ - cùng nhau hành động theo một hướng; nhu cầu về các mô hình khái niệm mới trong thế giới kinh doanh để góp phần tạo ra những thay đổi cần thiết nhằm đạt được sự bền vững.

    Nữ tu Alessandra Smerilli, Thư ký Bộ Cổ võ Phát triển Con người Toàn diện, đã tóm tắt nội dung sự kiện này. Bà nhấn mạnh sự cần thiết rằng các tổ chức, như Vatican, những người và tổ chức đang hiện diện, có thể tạo ra sự khác biệt tại cop28, cũng như trong việc nêu bật các vấn đề khác qua việc kết nối, làm việc cùng nhau và cùng nỗ lực. Nữ tu Alessandra nói: “Nếu chúng ta cùng nhau làm điều gì đó, thì có lẽ điều đó sẽ thay đổi”.

    Nữ tu Bernadette M. Reis, fsp
    Nguồn: https://www.osservatoreromano.va/en/news/2023-11/ing-045/care-for-our-common-home-for-an-economy-that-promotes-sustainabi.html
    Chuyển ngữ: PTT – Caritas Việt Nam


     

    Bài viết liên quan