Cuộc khủng hoảng gia đình ngày hôm nay là sự thay đổi khái niệm về hôn nhân và gia đình

  • Thứ sáu, 10:10 Ngày 24/10/2014
  • Cuộc tranh luận liên quan đến nghi thức chuẩn nhận cho người ly dị tái hôn cho thấy những thách đố thực sự quan trọng đối với gia đình hôm nay. Khi nói rằng Đức Thánh Cha nhìn thấy gia đình ngày hôm nay đang bị tấn công và cảm nhận được nỗi đau và sự đổ vỡ của họ, Đức hồng y Robert Sarah tái khẳng định rằng chúng ta cần phải mạnh mẽ và quyết liệt bảo vệ giáo huấn của Giáo Hội, đặc biệt là Lời Chúa Giêsu về hôn nhân.

    Trong cuộc phỏng vấn với ZENIT tuần qua, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng ‘Cor Unum’ cho biết: Xuất phát từ những ảnh hưởng của xã hội thế tục và tương đối, khủng hoảng gia đình ngày nay là sự thay đổi về quan điểm về hôn nhân và gia đình.”

    Synod on the FamilyNgài giải thích nền văn hóa hiện tại định nghĩa về gia đình mà không xác định ý nghĩa cụ thể nào, đề cập tới “tất cả các hình thức” như thể những tình trạng này có thể trở thành vai trò khuôn mẫu và những cảm nhận về ý nghĩa đối với xã hội.

    Đức hồng y cũng nhấn mạnh những vấn đề trong thượng hội đồng Giám mục, sự tham gia của Đức Giáo Hoàng liên quan tới gia đình, trong đó có tục lệ của phi Châu như “các hệ tư tưởng độc hại”, ngoại giáo và chế độ đa thê.ZENIT : Nhìn chung, thách đố lớn nhất mà các gia đình đang đối mặt ngày hôm nay là gì?ĐHY Sarah: Cảm ơn câu hỏi này. Đây là một điều quan trọng ngay từ khi cuộc thảo luận về nghi thức chuẩn nhận cho người ly dị tái hôn theo đạo Công Giáo nhấn mạnh đến những thách đố quan trọng mà các gia đình ngày hôm nay đang đối mặt. Xuất phát từ những ảnh hưởng của xã hội thế tục và tương đối, khủng hoảng gia đình ngày nay là sự thay đổi về khái niệm về hôn nhân và gia đình. Quan điểm Kitô giáo về hôn nhân và gia đình gồm người nam và người nữ, kết hôn với nhau để tạo thành một gia đình trong thế giới không còn là một định nghĩa được mọi người nhìn nhận. Nền văn hóa hiện tại nói về gia đình mà không xác định ý nghĩa cụ thể nào. Xã hội đề cập tới gia đình trong tất cả các hình thức – sinh học, cha mẹ nuôi, đồng tính luyến ái – như thể những tình trạng này có thể trở thành khuôn mẫu khi thực tế chúng chỉ đơn giản là biểu hiện bi thảm của các vấn đề cá nhân. Chúng ta phải xem xét những nguyên nhân kinh tế và xã hội ảnh hưởng đến việc suy yếu của gia đình.  

    Như chúng ta nhìn thấy tại Thượng Hội Đồng, vấn đề gia đình ở các quốc gia khác với những vấn đề gia đình ở Châu Phi.ZENIT : Những vấn đề gia đình này khác với bên Châu Phi thế nào? Như ở Guinea ngài nghĩ đâu là những thách đố lớn nhất mà các gia đình Châu Phi đang đối mặt? ĐHY Sarah: Văn hóa truyền thống của Châu Phi lấy gia đình làm nền tảng. Khái niệm gia đình rất phổ biến và đặt nền tảng sâu sắc đến nỗi nó được xem là một truyền thống đặc trưng của Châu Phi nói chung. Trong văn hóa Châu Phi, cuộc sống và giá trị gia đình được xem trọng, phát huy tích cực và vai trò của người nam và người nữ đều quan trọng; người này không thể không thể tồn tại nếu thiếu người kia. Cả hai đều cần thiết trong nhiệm vụ nuôi dưỡng và giáo dục con cái.

    Tuy nhiên, gia đình Châu Phi đang bị tư tưởng Phương Tây tấn công khi cố gắng phá vỡ mối quan hệ truyền thống giữa người nam và người nữ. Hệ tư tưởng “giới tính” phủ nhận kế hoạch Thiên Chúa dành cho gia đình loài người khi Người tạo nên con người có nam có nữ. Tư tưởng giới thể hiện ước muốn của người nam và người nữ ngày hôm nay thoát khỏi những xác quyết nhân chủng học và bản thể học được ghi dấu trong bản chất của họ. Kiểu mẫu giới khuyến khích phụ nữ giải thích mối quan hệ của mình với người nam theo cách mâu thuẫn và vì cá nhân để có sự lựa chọn tự do vượt ra khỏi khuynh hướng giới của họ, cho phép một nền văn hóa đồng tính luyến ái ở Châu Phi. Những viện trợ và hỗ trợ của Phương Tây cố gắng áp đặt những tư tưởng này vào văn hóa Châu Phi. Chấp nhận hệ tư tưởng độc hại này là một điều kiện cần thiết để nhận những viện trợ tài chính và nhân đạo cho Châu Phi. Bên cạnh những thách đố này, các gia đình Châu Phi cũng đối mặt với những nền văn hóa ngoại giáo như chế độ đa thê và những ảnh hưởng độc hại của nghèo đói lên đời sống gia đình. ZENIT : Thượng hội đồng có giải quyết những vấn đề này không?

    ĐHY Sarah: Trong suốt thượng hội đồng, có những kiến nghị rằng Giáo Hội cần khẳng định và phát huy tầm nhìn của mình về hôn nhân và gia đình mà Giáo Hội đã thừa hưởng từ đức tin và truyền thống. Chúng ta phải lắng nghe lại lời Chúa Giêsu đã nói: “Ngay từ khi tạo dựng, Thiên Chúa đã tạo nên người nam và người nữ… Bởi thế mà đàn ông sẽ rời bỏ cha mẹ mình và cả hai sẽ nên một thân xác. Vậy điều gì Thiên Chúa đã phối hợp, thì loài người không được phân ly” (Mt 19: 4-6). Chúng ta phải mạnh mẽ và quyết liệt bảo vệ những giáo huấn đã được truyền lại cho chúng ta trong Thánh Kinh và Huấn Quyền của Giáo Hội. Giáo Hội cũng cần những hướng tiếp cận mục vụ để đối diện với những thách đố này. Tôi nghĩ rằng đây là những gì chúng tôi hướng tới tại Thượng Hội Đồng. ZENIT : Đức Hồng y có nghĩ là sẽ có những bước phát triển tích cực tại Thượng Hội Đồng tiếp theo không?ĐHY Sarah: Vâng, nhiệm vụ chính của Thượng Hội Đồng ngoại thường là phác họa tình hình gia đình ngày nay và những thách đố mà Giáo Hội cần đối mặt trong công tác mục vụ gia đình với tình trạng thù nghịch này. Theo quan điểm này, tôi vui mừng lưu ý rằng Thượng Hội Đồng 2015 sẽ dành riêng thảo luận chủ đề về ơn gọi và sứ mạng của gia đình trong lòng Giáo Hội và trong bối cảnh thế giới đương đại. Chúng ta sẽ lắng nghe lời giáo huấn của Thiên Chúa và của Giáo Hội. ZENIT : Đức Giáo hoàng hỗ trợ Thượng Hội Đồng như thế nào?ĐHY Sarah: Trước tiên, Đức Thánh Cha nhận thấy gia đình ngày hôm nay đang bị tấn công. Ngài cảm nhận nỗi đau và đổ vỡ mà nhiều gia đình trải qua. Ngài muốn Giáo Hội dành hai năm để cầu nguyện và suy nghĩ về gia đình trong cái nhìn Tân Phúc Âm hóa. Ngài nhận thấy Giáo Hội như một người mẹ thật sự quan tâm đến gia đình. Đức Thánh Cha theo sát Thượng Hội Đồng với sự hiện diện trong nhiều phiên họp khác nhau. Tôi tin rằng trong thời điểm tân Phúc Âm hóa của Giáo Hội, những tình trạng khó khăn của gia đình và các thách đố mà gia đình đang đối mặt luôn là nỗi băn khoăn của Ngài. Đó là lý do tại sao Ngài gọi đây là Thượng Hội Đồng đặc biệt.

    Nguồn: Zenit

    Bài viết liên quan