Đức tin và tôn giáo trong hành động nhân đạo

  • Thứ năm, 10:10 Ngày 25/02/2016
  • Tại Philippines, đất nước tôi, các thảm họa đáng buồn xảy ra quá thường xuyên. Cái giá phải trả là rất đắt, nhất là mạng sống bị hủy hoại, sinh kế và cơ sở hạ tầng bị phá hủy. Tuy nhiên, các cộng đồng lại phong phú trong đức tin và hy vọng. Hai điều này thúc đẩy họ đón nhận bản thân và xây dựng lại cuộc sống. Họ đang được tổ chức xã hội hỗ trợ, bao gồm cả các tổ chức tôn giáo. Các tổ chức này cùng nhau làm nên một phần quan trọng để đáp ứng nhân đạo cho sự hỗn loạn của các thảm họa tự nhiên và nhân tạo.

    Họ đang ở tại nơi xảy ra thiên tai, họ là thành phần quan trọng của cộng đồng trước khi thảm họa xảy ra và vẫn còn ở đó rất lâu sau khi trường hợp khẩn cấp lãng quên. Họ là thành phần của các cộng đồng đang đau khổ và ở đó để phục vụ và nâng đỡ. Họ có kiến thức và biết làm thế nào để tạo nên sự khác biệt.

    Ảnh của Val Morgan / SCIAF

    Tuy nhiên, hệ thống nhân đạo của các nhà tài trợ và các cơ quan của Liên Hợp Quốc đôi khi thiếu tôn trọng hoặc tương tác với các tổ chức địa phương, bao gồm cả các vị lãnh đạo và các tổ chức tôn giáo. Họ có xu hướng điều hành từ trên hơn là đánh giá kinh nghiệm và thực tế của những người đã và đang làm việc trong cộng đồng.

    Cách làm này vừa không hiệu quả vừa không tác động, thiếu tôn trọng cộng đồng, những người đang cần được trợ giúp và thiếu một tầm nhìn toàn cầu, nơi tất cả mọi người được hỗ trợ để trở thành "nhân tố đầy phẩm giá với vận mệnh riêng của mình".

    Hội nghị thượng đỉnh thế giới nhân đạo là một cơ hội để bàn về điều này. Chúng ta cần phải tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nhân đạo: để cung cấp cho các tổ chức quốc gia và địa phương hỗ trợ cần thiết cho việc tự vận hành kinh nghiệm và sự khôn ngoan địa phương hơn là theo mẫu có sẵn.

    Chúng ta cần phải cải thiện quan hệ hợp tác, phối hợp và hỗ trợ. Chúng ta cần phải đảm bảo các nguồn lực đang có ở cơ sở. Các Charter4Charge đặt ra mục tiêu 20% tài trợ nhân đạo của các bên ký kết sẽ được chuyển cho các tổ chức NGO phía Nam vào năm 2018 và các NGO cũng sẽ được tiếp cận trực tiếp với các nhà tài trợ. Đây là một mức tối thiểu. Cần phải gia tăng hơn nữa.

    Các tổ chức địa phương cung cấp mạng lưới rộng lớn của cơ sở hạ tầng quan trọng phục vụ như là một nguồn nơi tạm trú, chăm sóc và giáo dục cho những người dân bị ảnh hưởng. Các mạng lưới này phải được đầu tư, tăng cường để họ có thể chịu được các cuộc khủng hoảng, hay được xem như là song song với các dịch vụ công cộng - đặc biệt là khi các dịch vụ công cộng vượt quá khả năng.

    Các nhà tài trợ cần chỉ đạo các nguồn lực của họ vào những nỗ lực của địa phương và hỗ trợ cho những nỗ lực trực tiếp của hoạt động ở cơ sở. Chúng tôi cần và muốn mối quan hệ đối tác lâu dài, liên ngành để chuẩn bị cho các cộng đồng đối phó với thiên tai và giúp họ hồi phục hoàn toàn.

    Chúng ta đã thấy việc sử dụng công nghệ và hỗ trợ tiền mặt cho các tổ chức tôn giáo địa phương rất hiệu quả. Họ nên được xem như là nguồn để mở rộng việc sử dụng thích hợp của sự đổi mới mà không mất đi sự tập trung những người bị ảnh hưởng tại trung tâm.

    Hệ thống này phải sẵn sàng đầu tư vào năng lực dài hạn của các tổ chức để tính hợp pháp của họ có thể được củng cố bằng cách đào tạo, hỗ trợ cơ sở hạ tầng và phát triển hệ thống.

    Hình thức hợp tác mà tôi đang nói đã tồn tại và phát triển mạnh ở một số nơi. Ví dụ ơ các nước bị nhiễm Ebola, Caritas làm việc với WHO để tổ chức các chương trình chôn cất an toàn và trang nghiêm theo quan điểm tôn giáo.

    Chúng ta thấy triển vọng lâu dài và thay đổi sâu sắc năm ngoái với việc thông qua một thỏa thuận khí hậu toàn cầu mới tại Paris và cùng với sự ra mắt của các Mục tiêu Phát triển bền vững ở New York.

    Năm nay, Hội nghị thượng đỉnh thế giới nhân đạo cho chúng ta cơ hội để khắc phục tình trạng cơ cấu quyền lực và kiểm soát trong hệ thống nhân đạo và để cung cấp cho các tổ chức địa phương vị trí xứng đáng của họ tại khu vực. Chúng ta hãy nắm bắt cơ hội này để tạo ra một tầm nhìn cho việc đáp ứng nhân đạo nơi các cộng đồng địa phương và các tổ chức hỗ trợ cho họ là “đá góc” cho bất kỳ phản ứng nhân đạo nào.

    Đức Thánh Cha Benedict XVI nói trong chuyến đi của ngài đến Vương quốc Anh: "Nơi nào cuộc sống của con người được quan tâm, thời gian luôn luôn ngắn: nhưng thế giới đã chứng kiến các nguồn lực rộng lớn mà chính phủ có thể rút ra để giải cứu các tổ chức tài chính được coi là “không thể sụp đổ ". Chắc chắn sự phát triển toàn diện con người của các dân tộc trên thế giới là không kém quan trọng: đây là một sứ vụ xứng đáng với sự chú ý của cả thế giới, và thật sự là "không thể sụp đổ".

    Trích từ một bài phát biểu tại "Sự kiện Liên đới toàn cầu tổ chức tại Vatican: Tái khẳng định lại sự liên đới toàn cầu, phục hồi nhân loại” do Giáo hoàng Học viện Khoa học Xã hội và Tổ chức cấp cao của Tổng thư ký LHQ về tài trợ nhân đạo tổ chức.

    Bài viết liên quan