Những ngày hiện diện cùng mái ấm Linh Ân

  • Thứ tư, 10:10 Ngày 15/01/2014
  • Không phải tình cờ hay ngẫu nhiên mà tôi có cơ hội phục vụ 34 em bé bị bỏ rơi từ 7 ngày tuổi đến 3 tuổi cùng quí nữ tu Tận Hiến tại mái ấm Linh Ân từ 02/01-11/01/2014. Trong thâm tâm tôi nghĩ đây không phải là một thời gian phục vụ lâu dài, nhưng rồi nó lạitrở nên môt cơ hội giúp tôi có thể đáp lại ý Chúa.ChínhNgài sắp xếp cho tôi có những hành động cụ thể trong vai trò là người phụ trách chương trình Bảo Vệ Sự Sống của Caritas Đà lạt.

    Vào một buổi sáng đẹp trời tôi rời thành Phố Đà Lạt đi về mái ấm Linh Ân thuộc hạt Đức Trọng, giáo xứ Tân Văn. Khi đếnnơi,trời đã quá trưa và các cháu còn đang ngủ say. Đây đó vẫn còn những tiếng khóc của các bé sơ sinh giật mình thức giấc oe oe…

    Tôi nhẹ nhàng chào hỏi các nữ tu đang phục vụ tại mái ấm, cùng các chịtrò chuyện và trao đổi một số công việc tôi sẽ phụgiúp trong những ngày hiện diện nơi đây. Tôi nhận thấy ở đây còn hạn chế và thiếu thốn nhiều mặt về cơ sở hạ tầng cũng như tất cả các vật dụng kháccho các bé tại Mái Ấm, nhưng sự phục vụ tận tình của các chị làm tôi cảm phục.

    Ngay sau đó, giờ thức của các cháu cũng đã đến, những tiếng cười đùa xen lẫn tiếng khóc của các bé làm mái ấm thêm bận rộn. Tôi cùng các nữ tu giúp cho các bé vệ sinh, ăn chiềuvà sau đó vui chơi, đọc kinh cầu nguyện trước khi các bé ngủ đêm.

    Những buổi tối khác tôi có cơ hội trò chuyện và chia sẻ những kỹ năng sống cho các thai phụ tại mái ấm. Hiện nay, tại mái ấm có 11 thai phụ cũng cùng phụ giúp với chúng tôi trong việc nuôi dưỡng các bé. Tôi nhận thấy nơi một sốthai phụ có sự hiện diện củamột tâm hồn trong sáng, thật thà, cởi mở, và muốn vươn lên trong tương lai.Những ngày đồng hành tại mái ấm cũng dần khép lại, tôi trở lại Đà Lạt mà lòng trĩu nặng một nỗi băn khoăn.Tương lai các em bé khi lớn lên sẽ ra sao? Các em sẽ có những suy nghĩ gì về cha mẹ khi đến tuổi lớn khôn?Cha mẹ các em là ai?Được biết có những bé sau khi ra đời, mẹ em chưa một lần đến thăm em. Tôi luôn nhớ gương mặt và đôi mắt của em tươi cười khi được tôi gọi tên. Còn rất nhiều em khác đến bên tôi tỏ vẻ muốn được quan tâm, hỏi han và vỗ về. Những hình ảnh đó khắc ghi mãi trong trí tôi. Tại sao các bé lại có những cử chỉ đó? Đơn giản vì các em cần tình thương, cần sự quan tâm của cha mẹ mình.

    Mặc dù, các nữ tu phục vụ các bé rất tận tình nhưng vẫn không thể bù đắp được sự thiếu thốn tình cảm của cha, của mẹ trong gia đình. Theo tâm lý học, một em bé muốn được phát triển toàn diện là nhờ được lớn lên trong tình thương của ba, mẹ, ông, bà và họ hàng thân thuộc.

    Tôi hy vọng với những dòng văn ngắn gủi này sớm đến được với những người cha, người mẹ, người ông, người bà của các bé. Xin cho các bé có cơ hội trở về đoàn tụ cùng gia đình để các bé có một mái ấm yêu thương có cha có mẹ và cũng để đáp lại lời mời gọi của Giáo Hội “Phúc Âm hóa đời sống gia đình” trong năm phụng vụ 2014 này.Nt. Teresa Nguyễn Thị Kim Phượng, ICM

    Bài viết liên quan