An toàn thực phẩm: Một ưu tiên trong thời khủng hoảng

  • Thứ sáu, 10:10 Ngày 21/06/2013
  • Đức Tổng Giám Mục Luigi Travaglino - Đại diện Vatican phát biểu tại phiên họp FAO (Food and Agriculture Organization – Tổ chức lương thực và nông nghiệp) của Liên hiệp quốc 

    Phiên họp thứ 38 của Hội nghị FAO về "Tình trạng mất an toàn thực phẩm trên thế giới" đang được tổ chức tại Rome cho đến ngày 22/6. Sứ thần Tòa Thánh tại Monaco và là người đứng đầu phái đoàn đoàn Thánh, Đức Tổng Giám Mục Luigi Travaglino, có bài phát biểu tại Hội nghị sáng 19/6.

    Đức Tổng Giám Mục Travaglino chỉ ra rằng "vào thời điểm khó khăn của nền kinh tế thế giới, chúng tôi khuyến khích tất cả các bên hãy quan tâm thúc đẩy việc thực hiện các chương trình trong các lĩnh vực khác nhau của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, đặc biệt lưu tâm đến an toàn thực phẩm là không thể thiếu."

    Phân tích chương trình hành động của hai năm qua, người ta thấy "giá trị hành động của FAO mang tính liên tục" và "sự sẵn sàng của các nước thành viên", là một dấu hiệu tích cực khi đối mặt với một cuộc khủng hoảng thực phẩm. Nó không chỉ "ngăn cản sự phát triển toàn diện của con người" nhưng là một "sự tấn công rõ ràng vào quyền cơ bản của con người." Ngài cũng nhắc lại rằng "hoạt động nông nghiệp là một yếu tố cần thiết để xác định năng lực sản xuất chung của một quốc gia."

    Liên quan đến việc lập kế hoạch cho giai đoạn hai năm tiếp theo, Đức Tổng Giám Mục Travaglino nhấn mạnh đến việc Phái đoàn Tòa Thánh "hy vọng rằng các hình thức hỗ trợ sẽ gia tăng cho hoạt động và thực hành mang tính thủ công ở phần lớn các nước đang phát triển. Trong đó có hình thức độc canh, bảo vệ tài nguyên rừng, khai thác tài nguyên biển... vì kinh tế và để kiếm sống.

    Ngài nói: “việc giảm nghèo ở nông thôn và năng cao năng lực giúp vượt qua khủng hoảng có thể dễ dàng hơn nhờ các hộ nông nghiệp quy mô nhỏ, nhất là các cơ sở nông nghiệp gia đình, nổi bật trong đó là việc truyền tải các giá trị cơ bản, kiến thức truyền thống, mối tương quan giữa các thế hệ và vai trò không thể thay thế của người phụ nữ." Vì lý do này, Tòa Thánh cho rằng  “đó là một ưu tiên mà FAO thực hiện trong năm tới cho các gia đình nông thôn là những người mà Giáo Hội Công Giáo hằng quan tâm và sẵn sàng trợ giúp."

    Đức Tổng Giám Mục Travaglino sau đó khẳng định rằng phái đoàn Tòa Thánh "nhận thấy sự bền bền vững của hệ thống thực phẩm không thể bị giới hạn vào kỹ thuật lao động, bảo tồn tài nguyên và trao đổi thông tin. Mục tiêu của phát triển bền vững nông nghiệp và thực phẩm có thể hiệu quả hơn nhiều nếu nó sự tham gia đầy đủ của người dân nông thôn trong việc xây dựng kế hoạch hành động và chiến lược, cũng như nỗ lực để đem ra thực hành phù hợp với những đòi hỏi của sự phát triển không thể thiếu của các cá nhân và cộng đồng." Thái độ phát triển bền vững này thống nhất quanh con người. Ngài nói thêm: "chính chúng ta có thể góp phần ý nghĩa vào trách nhiệm của chúng ta cho các thế hệ tương lai".

    Ngài cũng bày tỏ sự mong đợi "việc soạn thảo những đường hướng xác định các mục tiêu phát triển bền vững cho các lãnh vực khác nhau dựa trên các chỉ số về an toàn thực phẩm hay suy dinh dưỡng, với sự quan tâm đặc biệt đến tính chất đặc thù của khu vực và tiểu khu vực."

    Trong phần cuối bài phát biểu, Đức Tổng Giám Mục Travaglino nói rằng "những quan ngại về cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu không có thể làm chúng ta quên đi ảnh hưởng của nó đến việc mua bán nông – lâm – hải sản." Ngài nói đến sự cần thiết phải di chuyển đúng hướng trong các lĩnh vực đàm phán về thương mại, đặc biệt cần thiết lập một quy định liên quan tới những khía cạnh quan trọng như "tiêu chí cụ thể cho việc quản lý sản xuất, nếu chỉ hướng đến lợi nhuận thì có thể có nguy cơ biến động giá cả dẫn đến hậu quả tiêu cực về an tao2n thực phẩm và chế độ dinh dưỡng.

    Ngài kết luận bằng cách khẳng định rằng các biện pháp phải được xem xét và thực hiện làm sao để tất cả các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, có đủ lương thực và có thể đưa sản phẩm của mình vào thị trường quốc tế"

    Với tất cả những lý do này, phái đoàn Tòa Thánh "nhấn mạnh đến sự cần thiết của một quan điểm cơ bản về đạo đức, trong đó mỗi quyết định và hành động là kết quả của nguyên tắc đoàn kết, là cơ sở của sự việc chung sống hòa bình giữa các quốc gia."

    Zenit.org

    Chuyển ngữ: Anna Thanh Huyền

    Bài viết liên quan