Vị Giám mục người Việt đầu tiên tại Úc đề nghị những người di dân nhận được lòng quảng đại như Ngài đã nhận

  • Thứ sáu, 10:10 Ngày 21/08/2015
  • “Nhiều người trong chúng ta không bao giờ thay đổi thế giới nhưng đừng quên rằng chúng ta có thể thay đổi thế giới quanh chúng ta.”

    Là cựu tị nạn và xin tị nạn, Đức Giám mục người Việt Nam – Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, OFM kêu gọi mọi người dân Úc thể hiện lòng quảng đại như họ đã thể hiện với Ngài và gia đình ngài phải rời bỏ quê hương sau sự sụp đổ của Sài Gòn và bị rơi vào tay Cộng sản. 

    Khi ngài 21 tuổi, cha mẹ và anh chị của ngài tìm cách trốn khỏi Việt Nam bằng thuyền và cuối cùng, một năm sau, vào tháng 12 năm 1981 cũng đến Úc. 

    Vào năm 1983, ngài trở thành một tu sĩ dòng Phanxicô và bắt đầu thời gian đào luyện trở thành linh mục tại Melbourne. Mặc dù phần lớn cuộc đời sau khi rời khỏi Việt Nam là ở Melbourne, Đức Giám mục Vinh Sơn Long được biết đến nhiều tại Sydney sau khi trải qua bốn năm từ 1995 làm linh mục quản xứ tại Kellyville.

    Vào năm 2011, ngài làm nên lịch sử khi trở thành Đức Giám mục người Úc gốc Việt đầu tiên.

    Là Giám mục phụ tá của Tổng Giáo Phận Melbourne, Đức Giám mục Vinh Sơn Long cũng được biết tới là đại biểu Hội đồng Giám mục Công giáo Úc cho người di cư và tị nạn.

    Có khả năng nói một cách trực tiếp về trải nghiệm nhập cư và tị nạn, Đức Giám mục Vinh Sơn Long chia sẻ rằng những khó khăn và thử thách của những người di cư trong cộng đồng của chúng tôi thường xuyên bị bỏ qua.

    “Những điều đơn giản mà nhiều người trong chúng ta có thể lớn lên, sinh sống ở Úc trong một thời gian dài thường quên hoặc chỉ đơn giản là không nhận thấy đó có thể là một thách thức đối với người di dân mới’, Ngài nói và trích dẫn về những điều không quen thuộc về ngôn ngữ, văn hóa và phong tục cũng như một số các rào cản người di dân phải đối mặt, và có thể gây ra sự lo lắng và căng thẳng khi họ đấu tranh để đối phó với cuộc sống mới ở một vùng đất mới.

    Đêm qua trước Ngày Tị nạn và Di dân lần thứ 101 vào hôm Chúa nhật 30 Tháng 8, Đức giám mục Vinh Sơn Long phát hành Bộ Tài liệu thuộc Văn phòng Tị nạn và Di dân Công giáo (ACMRO) cho các giáo xứ và giáo phận trên toàn nước Úc.

    Giáo hội Công giáo Úc đã dành riêng tháng Tám để nâng cao nhận thức về người dân nhập cư Úc và Đức Giám mục Long mời gọi người Úc chú ý tới những khó khăn mà rất nhiều người di dân phải đối mặt khi bắt đầu cuộc sống mới tại Úc.

    Đức Cha Vinh Sơn Long nói và đề nghị giúp đỡ, hoặc đơn giản chỉ cần chào hỏi hoặc trao một nụ cười là có thể giúp một người di dân ít cảm thấy bị mất mát và bớt cô đơn: “Đó chính là điều mà Chúa Kitô kêu gọi chúng ta phải vượt qua chính mình và bày tỏ tình đoàn kết với những người anh chị em của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày”. 

    Ngài nói và thúc giục các Nhà thờ và các cơ quan khác nhau tránh hoạt động từ thiện cách đơn lẻ, và giúp thúc đẩy sự hội nhập thực sự cho người di dân vào cộng đồng và với xã hội. “Trong khi hoàn cảnh của những người tị nạn thường ở trước mắt chúng ta và có thể nhìn thấy trên truyền hình, chúng ta đừng quên những khó khăn mà nhiều người di cư sống ở Úc phải đối mặt”. 

    Đức Cha Vinh Sơn Long cho biết: “Những người di cư và tị nạn cần được quan tâm đặc biệt và chăm sóc như họ là anh chị em của chúng ta”.

    worlddaymigrants

    Mẹ của tất cả

    Chủ đề của Ngày Thế giới Di Dân lần thứ 101 được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chọn là: “Giáo Hội không biên giới, Mẹ của tất cả, lan tỏa trên toàn thế giới một nền văn hóa đón tiếp và liên đới”

    “Đức Thánh Cha muốn chúng ta đi xa hơn chính mình để sống đời sống Kitô hữu đích thực và thể hiện tinh thần liên đới và cảm thông với những người ở ngoài rìa xa nhất của xã hội”, Đức Cha Vinh Sơn Long cho biết, và thêm rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã xác định người di dân và tị nạn cần được quan tâm và chăm sóc đặc biệt.

    Với các cuộc xung đột đang diễn ra ở Trung Đông, UNHCR ước tính hiện nay có hơn 2 triệu người tị nạn trong khu vực với hơn 7.000.000 người phải di dời trong các quốc gia chiến tranh như Syria và Irăc.

    Ngài cho biết: Sự gia tăng xung đột trong khu vực này cùng với các cuộc xung đột đang diễn ra tại Sudan và cuộc đấu tranh của người dân tộc thiểu số bị áp bức như người Rohingya ở Miến Điện có rất ít quyền lợi và đang ngày càng có nguy cơ bị khủng bố và tra tấn, chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng của những người tìm kiếm sự an toàn và xin tị nạn tại Úc. 

    Đức Giám mục Vinh Sơn Long cũng cảnh báo không nên sợ hãi và nghi ngờ về người mới tìm kiếm nơi trú ẩn, và thúc giục tất cả chúng ta, bao gồm cả các chính trị gia, không được phép sợ hãi về những gì mình không biết để hướng dẫn việc ra quyết định.

    Ngài cũng cảnh báo chống lại sự nghi ngờ và mất lòng tin của những người từ các nền văn hóa, tín ngưỡng và phong tục khác nhau và khuyến khích cộng đồng địa phương và các giáo xứ trên khắp nước Úc chào đón người nhập cư và tị nạn với con tim và tâm hồn cởi mở.

    Ngài nói: “Nhiều người trong chúng ta có thể không bao giờ thay đổi thế giới, nhưng chúng ta đừng quên rằng chúng ta có thể thay đổi thế giới xung quanh chúng ta”.

    Trong Bộ Tài liệu mục vụ ACMRO cho Ngày di dân và tị nạn thế giới vào Chúa nhật ngày 30 tháng Tám, có câu chuyện cuộc đời của Chân Phước Gioan Baotixita Scalabrini - người đã cống hiến cuộc đời mình cho việc phục vụ người di dân ở châu Âu và châu Mỹ. Được thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong là “Cha của người di dân và tị nạn”. Chân phước Gioan Baotixita Scalabrini cho thấy sự cần thiết của việc chăm sóc mục vụ độc đáo cho cộng đồng di dân, những khó khăn và thực tế họ phải đối mặt khi đấu tranh để ổn định ở vùng đất mới. 

    Giám Mục Vinh Sơn Long nói: “Tôi sẽ khuyến khích tất cả những người đọc câu chuyện của ngài đặc biệt là anh em Giám mục của tôi, các linh mục, tu sĩ và tất cả những ai chăm sóc mục vụ cho người di dân và tị nạn đọc về cuộc đời và sứ mệnh của ngài, khuyến khích lòng sùng kính ngài, và cầu nguyện qua lời cầu bầu của ngài cho các giáo phận và giáo xứ” 

    Bộ tài liệu cũng đưa ra thời gian biểu chi tiết về chính sách di dân của Úc và đánh dấu kỷ niệm 20 năm thành lập ACMRO, một cái nhìn sâu sắc quan trọng trong hai thập niên giảng dạy về vấn đề nhập cư và tị nạn của Giáo Hội hoàn vũ và Giáo Hội Công Giáo Úc.

    Nguồn: Zennit

    Bài viết liên quan