Lo lắng mới của Bangladesh về HIV: những người lao động di cư trở về

  • Thứ ba, 10:10 Ngày 16/06/2015
  • Người lao động ở nước ngoài mang về những món tiền có giá trị cho nền kinh tế, nhưng họ cũng thường trở về với một bí mật chết người 

    hiv bangladesh
    Những người diễu hành ở Dhaka trong Ngày Thế giới phòng chống AIDS vào tháng 12 năm 2014 (Ảnh: Stephan Uttom)

    Năm 1989, Albert Rozario* tham gia một làn sóng lao động trẻ di cư Bangladesh đi tìm sự thịnh vượng bên ngoài. Anh đã đến nước láng giềng Ấn Độ, làm đầu bếp khách sạn ở Mumbai với lương hơn US $ 250 một tháng - một tài sản tương đối giá trị vào thời điểm đó.Nhưng cùng với số tiền kiếm được lại xảy ra một thảm họa cho cuộc đời của anh.Albert lao vào một cuộc sống hưởng thụ, thường xuyên lui tới khu đèn đỏ của thành phố, tham gia vào quan hệ tình dục không được bảo vệ. Bây giờ Anh bị nhiễm HIV, dù rằng trong suốt 3 năm anh không nhận biết tình trạng của mình.Sau đó, anh lấy vợ, bắt đầu một gia đình và chuyển đến Oman. Khi người chủ mới tiến hành xét nghiệm, sự thật mới bị tiết lộ.Albert kể trong một buổi phỏng vấn gần đây: "Tôi được chẩn đoán dương tính với HIV. Lúc đó tôi mới biết căn bệnh rất nguy hiểm và người chủ của tôi gởi trả tôi về nhà”. Khi trở về, anh quyết định sẽ không tiết lộ sự thật về tình trạng sức khỏe của mình ra bên ngoài. "Mọi người trong xã hội đều xem AIDS một lời nguyền và kỳ thị với các bệnh nhân. Vì vậy, tôi quyết định giấu bệnh của tôi."Albert là một trong những trường hợp nhiễm HIV được biết đến sớm nhất ở Bangladesh, được ghi nhận vào năm 1989. Hơn một phần tư thế kỷ sau đó, Bangladesh vẫn được coi là quốc gia có tỷ lệ nhiễm HIV thấp - dữ liệu chính thức của Bộ Y tế ghi nhận 3.664 người ở Bangladesh sống chung với HIV / AIDS năm ngoái, mặc dù UNAIDS chốt số lượng cao hơn, vào khoảng 9.500 người.Nhưng Bangladesh hiện đang nhìn thấy một sự thay đổi đáng báo động trong số những người bị nhiễm virus HIV. Và sự thay đổi này là kết quả của một lực lượng lao động di cư đông đảo - những người như Albert.Đưa HIV về nhàThông thường, những người có nhiều khả năng bị nhiễm HIV thuộc vào nhóm có nguy cơ cao như những người tiêm chích ma túy, gái mại dâm và nam giới có quan hệ tình dục đồng giới. Nhưng theo tiến sĩ M Ziya Uddin, một chuyên gia về HIV / AIDS tại các văn phòng Bangladesh của Quỹ Nhi đồng LHQ, hoặc UNICEF thì xu hướng này đang có nhiều thay đổi. "Trong ba hoặc bốn năm qua, chúng tôi nhận thấy có sự lây nhiễm ở những phụ nữ có nguy cơ thấp, như những người phụ nữ mang thai hoặc là vợ của những người lao động di cư - họ không có những hành vi gặp nguy cơ cao. Hầu hết các trường hợp nhiễm là từ số người di cư, trực tiếp hoặc thông qua người bạn đời của họ."Đây là mối nguy hiểm cho Bangladesh, một quốc gia với khoảng tám triệu người lao động di cư ở nước ngoài tại một thời điểm. Năm ngoái, công nhân di cư gửi về nước khoảng 15 tỷ USD, theo số liệu từ ngân hàng trung ương Bangladesh. Nhưng khi người lao động nhập cư mang HIV về nhà, các hậu quả của nó lan tới cả gia đình.James và John Corraya là anh em có một cuộc sống khá giống nhau. Cả hai đã có một vợ và hai đứa con, cả hai đều đi làm ở nước ngoài - James đến Mumbai, John đến Singapore - và cả hai sau này đều bị nhiễm HIV và chết.Annie, vợ của James, cho biết cô lấy chồng và sinh con mà không nhận ra rằng chồng mình đã nhiễm virus. Rất lâu sau cái chết của chồng, hậu quả của HIV tiếp tục ảnh hưởng đến gia đình."Chúng tôi biết về nguyên nhân cái chết của anh ấy và chúng tôi đã cố gắng để che giấu nó, nhưng không thành công," Annie nói."Một số người đã biết trên Giấy chứng tử và nó là sự khởi đầu của kỳ thị xã hội đối với gia đình tôi."Cô cho biết các gia đình khác trong làng không bao giờ mời cô đến các sự kiện xã hội, như đám cưới, và rất hiếm khi nói chuyện với họ."Một lần, chúng tôi xin vay một số tiền từ hợp tác xã địa phương, nhưng chúng tôi bị từ chối. Ngay cả linh mục giáo xứ địa phương và các nữ tu cũng từ chối hỗ trợ chúng tôi, và thông tin cho mọi người biết tình trạng nhiễm bệnh của chúng tôi. Họ nghĩ rằng chúng tôi là người xấu, bị chúc dữ và họ nói những điều xấu về chúng tôi. Chúng tôi đã bị buộc phải sống cô lập."Còn bây giờ, Annie lo lắng HIV sẽ ảnh hưởng đến thế hệ tiếp theo của gia đình cô. Cả hai đứa con của cô đều sinh ra với HIV."Khi chúng đến tuổi kết hôn, chúng sẽ gặp phải rắc rối nghiêm trọng nếu chúng bị tiết lộ nhiễm HIV dương tính" cô nói.Bị nguyền rủaBangladesh là một quốc gia Hồi giáo chiếm đa số xã hội với khoảng 160 triệu người. Cơ quan xã hội của Giáo Hội Công Giáo, Caritas, giúp hơn 40 người Kitô hữu Bangladesh bị nhiễm HIV.Tiến sĩ Edward Pallab Rozario, trưởng phòng dịch vụ y tế tại Caritas nói: "Giống như người ngoài Kitô giáo, hầu hết các bệnh nhân Kitô hữu nhiễm HIV/ AIDS cũng giấu bệnh của mình trong nỗi sợ hãi bị xã hội sỉ nhục. Chúng tôi cố gắng để giúp đỡ họ với sự hỗ trợ tài chánh và tư vấn tâm lý, nhưng những suy nghĩ của mọi người trong xã hội vẫn còn tiêu cực đối với họ."Sự phân biệt đối xử này đặt ra một thách đố trong việc chống lại virus. Trong hai năm qua, chính phủ Bangladesh đã cung cấp thuốc chống virus miễn phí cho những người nhiễm HIV. Nhưng đã có những cáo buộc về quản lý yếu kém trong việc phân phối thuốc, trong khi sự phân biệt đối xử dẫn đến tình trạng nhiều người không muốn đi xét nghiệm.Abdur Rahman, một nhân viên của Tổ chức Ashar Alo (Light of Hope) chuyên giúp người nhiễm HIV cho biết: "Mọi người thường không biết đi xét nghiệm hoặc  lấy thuốc ở đâu. "Nhiều người vẫn nghĩ rằng HIV/ AIDS là một lời nguyền. Họ không nghĩ rằng đó là một căn bệnh. Đôi khi, các bệnh nhân tự cô lập mình và không báo cáo các trường hợp lây nhiễm.”Chính quyền phải nắm giữ một vai trò mạnh mẽ hơn. "Mặc dù bây giờ mọi người ý thức hơn, các chiến dịch nâng cao nhận thức phần lớn là do một số tổ chức phi chính phủ thực hiện. Nhưng vẫn chưa đủ. Chính phủ cần phải can thiệp mạnh mẽ cả trong việc điều trị lẫn nâng cao nhận thức."Tiến sĩ Ziya, một chuyên gia UNICEF, lo ngại rằng tỷ lệ nhiễm HIV tương đối thấp của Bangladesh có thể che giấu một vấn đề nổi cộm đang phát sinh mà không có cảnh báo. Với khung tài trợ của quốc tế cho các nỗ lực phòng chống HIV trong năm nay, Bangladesh cũng có thể thấy phạm vi chương trình có giảm."Các nhà tài trợ cho rằng HIV không phải là một vấn đề lớn đối với Bangladesh và chuyển hướng nguồn hỗ trợ cho nơi khác. Họ cũng không quan tâm đến kinh phí để xét nghiệm HIV cho người di cư. Vì vậy, đây sẽ là một thách thức lớn đối với Bangladesh. "Bất kỳ chính sách mới nào về sức khỏe cho người lao động di cư đều là quá muộn cho Albert, người đã từng là đầu bếp bị nhiễm HIV ở Ấn Độ.Anh đã làm cho vợ bị nhiễm HIV và đã qua đời năm 2002."Vợ tôi biết về căn bệnh của tôi, nhưng cô không bao giờ ghét tôi. Thay vào đó, cô ấy yêu tôi cho đến khi cô ấy qua đời", Albert nói.Albert nói rằng anh không bị phân biệt đối xử, vì anh vẫn còn giấu tình trạng nhiễm HIV của mình."Tôi vẫn sống một cuộc sống bình thường vì người ta không biết tôi bị nhiễm HIV. Nếu họ biết, họ sẽ ghét bỏ tôi và gia đình tôi có thể bị xã hội tẩy chay."* Tên của người nhiễm HIV trong câu chuyện này được thay đổi để bảo vệ danh tính của họ.Stephan Uttom và Rock Ronald Rozario, DhakaBangladesh

    Bài viết liên quan