Các Mạng Lưới Công Giáo Đồng Lòng Yêu Cầu Loại Bỏ Dần Nhiên Liệu Hoá Thạch và Công Bằng Về Khí Hậu Tại COP28

  • Thứ ba, 07:47 Ngày 12/12/2023
  • Mạng lưới quốc tế của các tổ chức công bằng xã hội Công giáo, Caritas Quốc tế và CIDSE, kêu gọi các nhà đàm phán và các nhà lãnh đạo thế giới, tham dự Hội nghị về Biến đổi Khí hậu (COP28) tại Dubai, nỗ lực đạt được một thỏa thuận công bằng và táo bạo nhằm đảm bảo việc loại bỏ dần các nhiên liệu hóa thạch, dẫn dắt hành tinh đang trên đà đạt được Thỏa thuận Paris  về BIến Đổi Khí Hậu cũng như cung cấp hỗ trợ tài chính cho các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

    Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp rõ ràng tới COP28 rằng “sự nóng lên toàn cầu trùng hợp với sự suy giảm chung của chủ nghĩa đa phương, kèm theo sự mất niềm ngày càng tăng trong cộng đồng quốc tế”. Các cơ quan Công giáo tại COP28 đang kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới lưu tâm đến thông điệp này trong tuần thứ hai tại COP28 cũng như đưa ra sự đảm bảo hội nghị sẽ đạt được một lộ trình rõ ràng nhằm khôi phục niềm hy vọng và xây dựng niềm tin vào ngoại giao khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng lộ trình sẽ đòi hỏi những nỗ lực đầy tham vọng, một thông điệp rõ ràng về việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch và khẳng định rằng hành động về khí hậu phải được dẫn dắt bởi các quốc gia có trách nhiệm nhất.

    Josianne Gauthier, Tổng thư ký CIDSE, cho biết: “Những người ra quyết định tại COP28 phải nhất trí đồng ý loại bỏ dần dần nhiên liệu hóa thạch và thiết lập một kế hoạch toàn diện để xem xét tiến trình đi ngược với Thỏa thuận Paris về BIến Đổi Khí Hậu trong tương lai. Cam kết đối với mục tiêu 1,5°C phải định hướng sự nỗ lực của các quốc gia, được hỗ trợ bởi sự nghiêm túc thực hiện về mặt khoa học, tôn trọng phẩm giá con người và tuân thủ nguyên tắc trách nhiệm chung có sự khác biệt và các khả năng tương ứng. Với GST mạnh mẽ, Thỏa thuận Paris có thể đi đúng hướng”.

    Alistair Dutton, Tổng thư ký Caritas Quốc tế, cho biết: “Việc thành lập Quỹ Tổn thất và Thiệt hại vào ngày đầu tiên của COP28 là một thành tựu lịch sử. Đó là kết quả nỗ lực không mệt mỏi của rất nhiều tổ chức và là câu chuyện của sự thành công trong ngoại giao đa phương. Tuy nhiên, các chi tiết phải được thống nhất vào lúc này. COP28 phải xác định mức tài trợ cần thiết cho các Tổn thất và Thiệt hại kinh tế và phi kinh tế, đồng thời phải đặt ra lộ trình rõ ràng trong việc Thống kê Toàn cầu (GST) nhằm thường xuyên đánh giá và tăng cường hành động toàn cầu nhằm giải quyết vấn đề đó”.

    “Khi gặp phải sự mất mát và thiệt hại, chúng ta cần một cách tiếp cận toàn diện và có kế hoạch, bắt đầu bằng sự cam kết chân thành và sự đánh giá có sự tham gia của cộng đồng. Quỹ Tổn thất và Thiệt hại phải toàn diện, theo bối cảnh cụ thể, do địa phương lãnh đạo, được xác định tại địa phương và có thể truy cập được tại địa phương,” ông nói thêm.

    Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định trong bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo chính trị tại COP28, “mục đích của quyền lực là để phục vụ. Thật vô ích khi giữ mãi quyền lực, vì một ngày nào đó cộng đồng sẽ nhớ đến, nhưng lại không có khả năng hành động ngay khi cần thiết và cấp bách phải thực hiện hành động đó. Lịch sử sẽ biết ơn các bạn”. Các diễn giả Công giáo tại COP28 sẽ tiếp tục mang thông điệp này đến các nhà lãnh đạo thế giới vào tuần thứ 2 của COP28, và hy vọng kết quả cuối cùng sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc chiến của chúng ta chống lại sự bất công về khí hậu.

    Nguồn: https://www.caritas.org/2023/12/fossil-fuel-phase-out-and-climate-justice-at-cop28/

    Chuyển ngữ: PTT – Caritas Việt Nam

     

    Bài viết liên quan