COP28: Đánh Giá Kết Quả

  • Thứ tư, 16:30 Ngày 27/03/2024

  • Tác giả: Fernando de la Iglesia Viguiristi SJ

    Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã tổ chức Hội nghị các bên lần thứ 28, hay còn gọi là COP28, tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 13 tháng 12 năm 2023. Tại phiên phát biểu bế mạc, Simon Stiell, Thư ký Điều hành của Công ước khung về biến đổi khí hậu, cho biết mặc dù kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch chưa được kết thúc tại Dubai, nhưng thỏa thuận đạt được tại đó đại diện cho bước khởi đầu của sự kết thúc của nó và giờ đây chính phủ và các công ty quốc gia phải khẩn cấp thực hiện sứ mệnh nhằm biến những cam kểt này thành kết quả kinh tế có thực. [1] Tuyên bố kết thúc chính thức khẳng định rằng mọi việc đang được cải thiện: ngày tháng đang được đếm số cho căn nguyên gây các tác hại môi trường của chúng ta.

    Trong bài viết này, chúng tôi suy tư về tình hình khí hậu trước hội nghị thượng đỉnh và những kỳ vọng chính trị được đặt ra. Sau đó, chúng tôi sẽ xem xét chương trình nghị sự COP28 và các thỏa thuận đã đạt được. Phần kết luận, chúng tôi hỏi liệu có đủ lý do để lạc quan và tin rằng việc công bố “khởi đầu của sự kết thúc” kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch có nghĩa là chúng ta có thể thở phào nhẹ nhõm, mặc dù trong thực tế là cái nóng cận điểm của sách khải huyền vào mùa hè năm ngoái vẫn còn hằn in trong tâm trí chúng ta.

    Chúng ta đã sẵn sàng cho kỷ nguyên của thảm họa khí hậu?

    Giữa mùa hè năm ngoái, khi tháng 7 đang trên đà trở thành tháng nóng nhất từng được ghi nhận, Tổng thư ký LHQ António Guterres cho rằng kỷ nguyên ấm lên toàn cầu đã kết thúc và nhường chỗ cho kỷ nguyên sôi sục toàn cầu: một giai đoạn chưa từng có trong lịch sử biến đổi khí hậu và một sự thật kinh hoàng. [2]

    Các nhà khoa học khí hậu đã giải thích tháng 7 năm ngoái có lẽ là tháng nóng nhất trong 120.000 năm dựa trên dữ liệu được ghi nhận. Mùa hè trên hành tinh của chúng ta thật nóng nực. Những đợt nắng nóng thiêu đốt kéo dài gây ra cháy rừng tàn khốc, hạn hán kéo dài và bão tố tàn khốc. Theo cơ quan Copernicus của EU, nhiệt độ tăng không chỉ là một hiện tượng mùa hè: nhiệt độ năm 2023 đã phá vỡ mọi kỷ lục và sẽ được ghi nhận là năm nóng nhất từ trước đến nay . [4]

    NASA cung cấp dữ liệu về các vụ hỏa hoạn ở Canada đã thiêu rụi khoảng 18,4 triệu ha đất vào mùa hè năm ngoái, khu vực có diện tích gần bằng Bắc Dakota (183.125 km vuông) và lớn hơn Hy Lạp (131.957 km vuông). Cho đến thời điểm đó, trung bình hàng năm ở Canada có 2,5 triệu ha bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn. [5] Khói buộc hàng triệu người Canada và Mỹ phải ở trong nhà để tránh tổn thương đường hô hấp. Họ có lẽ cũng đã tận dụng dịp này để lắng nghe và suy ngẫm về bài hát O Caritas của Cat Stevens, với những câu hát mở đầu mạnh mẽ bằng tiếng Latinh: “ Hunc ornatum mundi / Nolo perdere / Video flagrare / Omnia res . ” Khách du lịch chạy trốn khỏi các đảo của Hy Lạp; công nhân tại Ấn Độ bị say nắng; Hawaii bị đốt cháy.

    Lý do để lạc quan cách thận trọng
    Ngày 26 tháng 7 tại Nairobi, Kenya, tại phiên họp thứ 59 của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc, [6] chủ tịch mới của tổ chức này đã được bầu chọn cho nhiệm kỳ 5 đến 7 năm tới. Ông là James Ferguson Skea, giáo sư về năng lượng bền vững của Đại học Imperial, London. Cùng cộng tác với IPCC ngay từ thời gian đầu, [7] học giả người Scotland này, chuyên gia về khoa học khí hậu, cho biết trong bài phát biểu ông đã dự kiến bảo vệ tính toàn diện về mặt khoa học và sự phù hợp về mặt chính sách của các báo cáo đánh giá của IPCC và tận dụng hiệu quả các khoa học về biến đổi khí hậu tốt nhất hiện có. [8] Hiện tại, trách nhiệm của ông là điều phối công việc chuẩn bị Báo cáo IPCC lần thứ 7 dự kiến vào năm 2028.

    Skea, ngay sau khi được bổ nhiệm, tuy không đánh giá thấp tình hình, đã cảnh báo qua việc truyền đạt thông tin rằng chúng ta hiện có thể dự đoán được thảm hoạ, bởi thảm hoạ sẽ dẫn đến tình trạng bị tê liệt và ngăn chúng ta thực hiện các biện pháp cần thiết để kiểm soát biến đổi khí hậu. Ông cho biết thế giới sẽ không kết thúc nếu sự ấm lên vượt quá 1,5 độ, nhưng đó sẽ là một thế giới nguy hiểm hơn và đầy xung đột. Cần phải có cách tiếp cận chủ động. Hơn nữa, có lý do để lạc quan, tin rằng chúng ta có thể giành chiến thắng trong trận chiến này. Skea nhấn mạnh rằng mọi hành động đều có giá trị, các biện pháp được thực hiện ngày càng hiệu quả hơn, rằng chúng ta nên tiếp tục sản xuất ngày càng nhiều điện tái tạo, các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong nên được đặt sang một bên và có lẽ chúng ta sẽ không thể làm gì nếu không có các giải pháp công nghệ như thu giữ lượng khí CO2.

    Đồng thời, chúng ta sẽ phải thay đổi lối sống phù hợp với nhận thức sâu sắc hơn về khí hậu. [9] Skea chỉ ra rằng nhiệt độ trung bình trong tháng 7 trên phạm vi toàn cầu cao hơn 0,3°C so với bất kỳ tháng nào trước đó và điều này đang đưa chúng ta vào một vùng lãnh thổ chưa xác định, đầy rẫy những điều không chắc chắn về tác động của sự nóng lên như vậy đối với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta không biết cũng không thể dự đoán những tác động của biến đổi khi hậu đối với sản xuất lương thực và nông nghiệp. [10] Ông cũng nói rằng trong nhiệm kỳ này, ông hy vọng sẽ đạt được tiến bộ, cách thức và khu vực nơi các khoản phí cần phải được chi trả, để giải quyết vấn đề trên toàn cầu: thế giới không thiếu tiền, vấn đề là chúng ta đưa nó đến nơi cần thiết. Về bản chất, thay vì làm tê liệt thuyết thảm họa, Skea ủng hộ sự lạc quan thận trọng, tích cực và có trách nhiệm. [11]

    Chương trình nghị sự COP28

    Sức tàn phá của biến đổi khí hậu chưa bao giờ được thể hiện rõ ràng hơn trên khắp thế giới. Sự tích tụ của các thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mức độ tàn khốc và tác động của chúng. Trải nghiệm khắc nghiệt này đã khiến nhu cầu cấp thiết phải hỗ trợ - trên tinh thần tương trợ - làm giảm nhẹ (ngăn ngừa và giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi sang năng lượng tái tạo) và thích ứng với khí hậu (các hành động cần thiết để thích ứng với các tác động hiện tại và giảm thiểu thiệt hại của biến đổi khí hậu trong tương lai). Trong hoàn cảnh này, 197 phái đoàn chính thức đã qui tụ để tham dự COP28 tại Dubai.

    Theo các điều khoản của Thỏa thuận Paris, cần thiết phải thực hiện việc Kiểm kê toàn cầu (GST) lần thứ nhất, sự rà soát các mục tiêu đã được thống nhất tại thủ đô nước Pháp trong năm 2015; tiếp tục thảo luận về tài trợ khí hậu quốc tế, với quỹ tổn thất và thiệt hại; đạt được thỏa thuận về mục tiêu thích ứng toàn cầu; xác định luật pháp cho sự hợp tác giữa các quốc gia; và các mục tiêu triển khai năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả và giảm hoặc loại bỏ sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch cũng như các khoản trợ cấp mà họ nhận được.

    Sự thiết lập lại mối quan hệ hữu nghị gần đây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trước COP28, [12] cam kết cập nhật của EU nêu chi tiết kế hoạch thực hiện để đáp ứng các mục tiêu của EU, [13] việc thực hiện kế hoạch khí hậu của Hoa Kỳ (bao gồm cả Đạo luật Giảm lạm phát) và sự kiện lượng khí thải của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt đỉnh vào năm 2025 - sớm hơn 5 năm so với cam kết của nước này - cũng như tiến bộ trong việc triển khai năng lượng tái tạo là những yếu tố tích cực đã đạt được tại Hội nghị COP28. Thách thức, tại Dubai, là việc đảm bảo rằng những dấu hiệu có triển vọng này sẽ dẫn đến một thỏa thuận phù hợp với các mục tiêu về khí hậu của Thỏa thuận Paris.

    Mặt khác, đây được dự đoán là một hội nghị thượng đỉnh đầy thách thức – giống như tất cả các hội nghị trước đó – đặc biệt vì đại dịch, với các đại diện qui tụ trong bối cảnh tình hình địa chính trị căng thẳng Nga - Ukraine, cuộc chiến giữa Israel và Hamas, và các tác động toàn cầu theo đó. Liệu đây có phải là một hội nghị thượng đỉnh với các kết quả giới hạn, giống như tất cả các hội nghị diễn ra sau COP21 ở Paris? Thách thức về khí hậu vừa cấp bách vừa to lớn. Người ta không thể quên rằng, kể từ cuộc Cách mạng về Công nghiệp, sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế đảm bảo một bài trắc nghiệm về sức bền kinh tế xã hội và công nghệ toàn cầu.

    COP28: hội nghị thượng đỉnh nhiều bất đồng

    Với tâm trạng này và nhận thức được nhiệm vụ to lớn phía trước, thách thức đặt ra là biến COP28 trở thành một cột mốc quan trọng trong nỗ lực thống nhất ứng phó với hậu quả của biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Nhưng có phải tất cả các thành viên tham gia đều chia sẻ chung mục tiêu nhằm phát triển kế hoạch giải cứu một thế giới trong tình trạng nước sôi lửa bỏng?

    Sự kiện khai mạc COP28 khiến một số người hoài nghi. Tiểu vương quốc Dubai, cũng như phần còn lại của UAE, hầu như chỉ dựa vào sự giàu có của nhiên liệu hóa thạch. UAE là nước sản xuất dầu lớn thứ bảy thế giới và có trữ lượng khí đốt lớn thứ năm. Người được chọn làm chủ tịch COP28, Sultan Ahmed Al Jaber, là một ông trùm dầu mỏ, người điều hành Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC), công ty dầu mỏ quốc doanh của UAE. [14]

    Những nghi ngờ, nảy sinh ngay từ đầu, về việc bổ nhiệm ông làm chủ tịch. Hơn 450 tổ chức về môi trường đã gửi thư tới Tổng thư ký LHQ kêu gọi người thay thế ông do bởi sự xung đột lợi ích rõ ràng. [15] “Chủ tịch COP phải ngoài và không phụ thuộc vào ảnh hưởng của nhiên liệu hóa thạch,” văn bản viết. Các nhà hoạt động không tiếc lời mỉa mai, so sánh Al Jaber với con cáo được gọi đến chăm sóc chuồng gà. Greta Thunberg gọi việc bổ nhiệm người khai thác dầu Ả Rập làm người đứng đầu COP28 là “hoàn toàn lố bịch”. [16] Tuy nhiên, những người gièm pha đã im lặng trước một sự thật có liên quan, đó là Al Jaber trước đây từng là người đứng đầu Công ty Năng lượng Tương lai Abu Dhabi, doanh nghiệp năng lượng tái tạo thuộc sở hữu nhà nước của UAE chịu trách nhiệm phát triển thành phố mà nó lấy tên từ đó, là nơi đặt trụ sở của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế và tự hào là một trong những công trình lắp đặt năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới.

    Đây không phải là tranh cãi duy nhất mà Al Jaber phải đối mặt. Khi chuẩn bị chào đón hơn 80.000 người được công nhận tới hội nghị thượng đỉnh Dubai, BBC thông báo rằng kế hoạch của ông hoàn toàn khác với việc chỉ tìm kiếm một thỏa thuận về khí hậu, bởi rõ ràng ông có ý định tận dụng sự kiện này để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, hoàn toàn trái với quy định của Liên hợp quốc về các hội nghị thượng đỉnh như vậy. [17]

    Vài ngày sau đó, khi hội nghị đang diễn ra, Al Jaber lại là chủ đề của một cuộc tranh cãi khác. The Guardian đưa tin rằng ông đã tuyên bố trong một sự kiện trực tuyến rằng “không có bằng chứng khoa học nào” cho thấy việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch là cần thiết để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C. [18] Al Jaber lại phải lên tiếng trong một cuộc họp báo để nhấn mạnh rằng việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch là điều không thể tránh khỏi. [19] Nói tóm lại, COP28 đã diễn ra trong bối cảnh nhiều bất đồng, nhưng nhóm của Al Jaber, nhận thức được rằng thách thức phía trước là chấm dứt nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu, đã dẫn đầu hội nghị thượng đỉnh về khí hậu này để tìm kiếm một mô hình thỏa thuận mới, sự hợp tác giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Ông mưu cầu cách tiếp cận tích hợp, đưa các ngành công nghiệp phát thải cao vào bàn đàm phán. Thực tế là sau cùng có gần 200 quốc gia đã đồng ý với một văn bản có thể không đủ tham vọng nhưng chắc chắn sẽ mở ra tiến trình để chấm dứt nhiên liệu hóa thạch. Người ta khẳng định rằng Al Jaber, người đến từ dầu lửa, sẽ là người hoàn thành mục tiêu này. Ai biết được liệu điều này có được chứng minh là đúng hay không, nhưng trong mọi trường hợp, nhiều người vào cuối hội nghị Dubai đã tuyên bố rằng dưới sự lãnh đạo của ông tại COP28, người ta đã quyết định chấm dứt kỷ nguyên dầu, khí đốt và than đá. Điều này đã được chính Liên hợp quốc thừa nhận.

    Chìa khóa của COP28: thỏa thuận nói lên điều gì?

    Vào ngày 13 tháng 12, trong sự hoan hỉ, tuyên bố chính thức đã công bố “Hôm nay, Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP28) đã bế mạc với một thỏa thuận báo hiệu 'khởi đầu của việc chấm dứt' kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch bằng cách đặt nền móng cho một quá trình chuyển đổi nhanh chóng, công bằng và hợp lý, được củng cố bằng việc cắt giảm phát thải sâu và tăng quy mô tài chính.” [20] Tuyên bố tương tự xem Global Stocktake là kết quả trung tâm của COP28, chứa đựng tất cả các yếu tố đang được đàm phán và hiện có thể được các quốc gia riêng lẻ sử dụng để phát triển các kế hoạch hành động về khí hậu mạnh mẽ hơn cho năm 2025. [21]

    Các yếu tố trọng tâm của tài liệu này nằm ở các điều 27 và 28. Điều 27 “công nhận” rằng việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C “đòi hỏi phải giảm sâu, nhanh chóng và bền vững” lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu ở mức 43% vào năm 2030 và 60% vào năm 2035 từ mức năm 2019, nhằm đạt được mức phát thải carbon dioxide bằng 0 vào năm 2050.

    Điều 28 kêu gọi những người tham gia đóng góp vào nỗ lực toàn cầu này, có tính đến cả Thỏa thuận Paris và các tình hình, lộ trình và cách tiếp cận khác nhau của các quốc gia. Tám phương án được đưa ra để các quốc gia thực hiện lộ trình Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), nhằm đạt được tỷ lệ giảm phần trăm các loại khí gây ô nhiễm nhất. Chúng được thiết kế để tăng gấp ba lần công suất năng lượng tái tạo của thế giới và cũng tăng gấp đôi mức độ cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng trung bình hàng năm vào cuối thập kỷ này; để “giảm dần” lượng carbon không thể thu giữ được; đẩy nhanh việc sử dụng các hệ thống năng lượng không phát thải có hoặc không sử dụng nhiên liệu phát thải thấp hoặc không phát thải; giảm lượng khí thải từ vận tải đường bộ, là một trong những phương tiện gây ô nhiễm nhất; giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính không liên quan đến carbon, chẳng hạn như khí mêtan, vào năm 2030; để đẩy nhanh các công nghệ không phát thải và phát thải thấp, bao gồm, trong số những công nghệ khác, “công nghệ tái tạo, hạt nhân, giảm thiểu và loại bỏ như thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon, đặc biệt là trong các lĩnh vực khó giảm khí thải và sản xuất hydro carbon thấp”.

    Hai mục của Điều 28 nhận được nhiều sự quan tâm nhất là “khoản d” và “khoản h”. Lời kêu gọi đầu tiên về việc “chuyển đổi ra khỏi việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng một cách công bằng, có trật tự và hợp lý”, thúc đẩy hành động trong thập kỷ quan trọng này để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tại COP28, điểm này là trọng tâm của vấn đề tranh luận đặc biệt nóng về động từ đứng trước từ “nhiên liệu hóa thạch”. Sau cùng, văn bản không bao gồm các cụm từ như “giảm dần” hoặc “loại bỏ dần”. Từ được chọn là “chuyển đổi”. Cuối cùng, phần “khoản h” kêu gọi “loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch kém hiệu quả không giải quyết được tình trạng nghèo năng lượng hoặc chỉ chuyển đổi, ngay khi có thể”.
    Việc phê duyệt thỏa thuận là không ràng buộc và không có hiệu lực ngay lập tức. Hiện tại, với những điểm đã được thống nhất, các bên sẽ phải làm việc trên NDC mới của mình để trình bày tại COP30 vào năm 2025 và từ đó đối chiếu liệu quá trình nóng lên của hành tinh có hướng đến ngưỡng 1,5°C vào cuối thế kỷ này hay không.

    Một mục có phần bị lãng quên, vì nó đã được thông qua vào ngày đầu tiên, đó là hội nghị thượng đỉnh Dubai đã thành công trong việc tung ra quỹ đặc biệt đầu tiên để các quốc gia dễ bị tổn thương nhất có nguồn vốn sẵn sàng làm giảm bớt tác động của biến đổi khí hậu. Một Quỹ Tổn thất và Thiệt hại đã được phê duyệt ở Sharm el-Sheikh, Ai Cập, và trong suốt 12 cuộc đàm phán đã có các cuộc thảo luận về việc tổ chức quốc tế nào sẽ quản lý quỹ này và ai sẽ tài trợ cho quỹ này. Hiện tại, với thời hạn được ấn định là cuối bốn năm tới, Ngân hàng Thế giới sẽ quản lý quỹ này. Sau ngày đầu tiên ra mắt, nhiều quốc gia đã công bố đóng góp của mình, nhưng đến cuối COP28, số tiền này chỉ đạt 1.000 triệu USD, chỉ chiếm 0,2% tổng số tiền mà các quốc gia dễ bị tổn thương nhất cần có để đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu.

    Đánh giá Hiệp định

    Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc tại Dubai đã kết thúc với một số dấu hiệu tích cực. Thỏa thuận đạt được được ca ngợi là mang tính lịch sử. Lần đầu tiên sau 30 năm đàm phán về khí hậu, người ta đã xác định rằng nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng khí hậu. Đó là một thỏa thuận mang tính thỏa hiệp nhằm “chuyển đổi” khỏi nhiên liệu hóa thạch. Thuật ngữ mạnh mẽ hơn, “loại bỏ dần”, đã được 130 trong số 198 quốc gia đàm phán ở Dubai ủng hộ, nhưng đã bị các “quốc gia dầu khí” như Ả Rập Saudi chặn lại.

    Trước thực trạng này, nhiều nhà khoa học đã phản ứng bằng cách khẳng định thỏa thuận này không tương ứng với mức độ nghiêm trọng của tình trạng khẩn cấp về khí hậu và chứa đựng những thiếu sót nghiêm trọng. [22] Các chuyên gia về khí hậu đã không ngần ngại nhấn mạnh rằng việc không có một tuyên bố rõ ràng ủng hộ việc loại bỏ là một thảm kịch cho tương lai của chúng ta. Magdalena Skipper, tổng biên tập tạp chí khoa học Nature , cho rằng khoa học đã lên tiếng rõ ràng: nhiên liệu hóa thạch phải không tồn tại, và “các nhà lãnh đạo thế giới sẽ khiến người dân và hành tinh của mình thất vọng nếu họ không chấp nhận thực trạng này”. Một bài xã luận của Nature khẳng định rằng việc không loại bỏ dần “không chỉ là một cơ hội bị bỏ lỡ”. Nó “nguy hiểm” và “đi ngược lại các mục tiêu cơ bản được đặt ra trong thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015” về hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C so với mức tiền công nghiệp. [23] Đây không chỉ là vấn đề ngữ nghĩa. Các quốc gia sản xuất dầu mỏ đã thở phào nhẹ nhõm nhờ cách diễn đạt này cho phép họ tiếp tục các hoạt động của mình và thậm chí còn tăng cường hoạt động.

    Ngoài ra, văn bản cuối cùng thừa nhận sự cần thiết phải giảm sâu, nhanh chóng và lâu dài lượng phát thải khí nhà kính, như chúng tôi đã đề cập, đưa ra tám phương án để đạt được mục tiêu đã thống nhất ở Paris. Yếu tố then chốt là mỗi quốc gia có thể lựa chọn một phương án phù hợp nhất với nền kinh tế của mình, “có lưu ý đến hoàn cảnh, lộ trình và cách tiếp cận khác nhau của mỗi quốc gia” (Điều 28). Nhưng việc xác định hoàn cảnh quốc gia có thể dẫn đến kết quả tối thiểu. Hãy nghĩ đến một quốc gia như Ả Rập Saudi, quốc gia đã bảo vệ việc sử dụng các kỹ thuật thu giữ và lưu trữ CO2 trong suốt hội nghị thượng đỉnh Dubai, và quốc gia này có thể chọn mục “e” trong văn bản, để giảm lượng khí thải bao gồm “tăng tốc các công nghệ phát thải bằng 0 và phát thải thấp”, bao gồm các công nghệ giảm thiểu và loại bỏ như thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon và sản xuất hydro.” Nói cách khác, trong thời gian chờ đợi họ vẫn sẽ tiếp tục khai thác dầu.

    Tóm lại, cùng với những tiến bộ không thể phủ nhận đã đạt được trong việc thiết lập một lộ trình không thể đảo ngược nhằm chấm dứt kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch, có hai cân nhắc sau đây đã làm giảm bớt sự lạc quan chính thức mà hội nghị thượng đỉnh Dubai đã kết luận. Điều này có làm cho ly nước vơi đi một nửa không? Chúng tôi muốn nói: đầy một nửa. Đức Thánh Cha Phanxicô coi đây là một bước đi đáng khích lệ. [24]

    COP28 và năng lượng hạt nhân

    Trong số các giải pháp thay thế được thiết lập cho NDC, COP28 bao gồm năng lượng hạt nhân (Điều 28, khoản e). Cơ quan Năng lượng Hạt nhân hoan nghênh sự công nhận ban đầu này về vai trò quan trọng của năng lượng hạt nhân trong việc giảm lượng khí thải carbon. Đây không phải là một vấn đề ít quan trọng, bởi vì đây là một lựa chọn bị các nhóm môi trường từ chối vì một số lý do mà chúng tôi liệt kê ở đây. [25]

    1) Năng lượng hạt nhân đóng góp rất ít vào giải pháp: nếu công suất điện hạt nhân tăng gấp đôi trên toàn thế giới, nó sẽ chỉ giảm phát thải khí nhà kính khoảng 4% vào năm 2050. Để đạt được mục tiêu này, sẽ cần 37 lò phản ứng lớn mới mỗi năm cho đến năm 2050. Nhưng kể từ năm 2009, thời gian xây dựng trung bình các lò phản ứng trên toàn thế giới chỉ dưới 10 năm. [26]

    2) Các nhà máy điện hạt nhân tiềm ẩn những mối nguy hiểm đặc biệt về hậu quả có thể xảy ra từ một vụ tai nạn lớn, như Fukushima Daiichi đã chứng minh, và chúng cũng nguy hiểm như nhau trong các trường hợp xung đột quân sự.

    3) Năng lượng hạt nhân quá đắt. Chi phí sản xuất năng lượng mặt trời dao động trong khoảng từ 36 đến 44 USD mỗi megawatt giờ (MWh); điện hạt nhân có giá từ 112 USD đến 189 USD/MWh. Nó cũng tạo ra một lượng lớn chất thải độc hại có tính phóng xạ cao, một thảm họa thực sự đối với môi trường của chúng ta và là vấn đề lớn cho các thế hệ tương lai. [27]

    Đây là một cuộc tranh luận gây chia rẽ sâu sắc. Ở châu Âu, Pháp được ưa chuộng. Đối với các quốc gia như Áo, Đan Mạch, Đức, Luxembourg và Tây Ban Nha, năng lượng hạt nhân không đủ điều kiện nhận tài trợ xanh cũng như không thể được xem là “bền vững”.

    Các cân nhắc cuối cùng

    COP28 là cơ hội quan trọng để xem xét lại các lựa chọn đã đưa ra trước đó và nhận ra tính cấp thiết của việc giải quyết khủng hoảng khí hậu, có tính đến các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đang ảnh hưởng đến hành tinh. Theo nghĩa này, Ủy ban Cố vấn Khoa học Châu Âu về Biến đổi Khí hậu vừa chỉ ra sự cần thiết phải giảm 95% lượng khí thải từ nay đến năm 2040.

    Giống như những người tiền nhiệm, đây là một hội nghị thượng đỉnh khó khăn với kết quả hạn chế. Hội nghị qui tụ đa dạng các bên liên quan. Công ty dầu mỏ Al Jaber dẫn đầu, ADNOC, là nhà sản xuất dầu lớn thứ 12 thế giới; đứng thứ 14 trong danh sách các công ty chịu trách nhiệm nhiều nhất về lượng khí thải carbon và đứng thứ hai trong phân tích toàn cầu về kế hoạch mở rộng dầu khí của các công ty nhiên liệu hóa thạch; là một trong những “quái vật đen” của nhiều nhóm môi trường cũng hiện tại tại Dubai. [28]

    Ngày nay, việc phủ nhận vấn đề biến đổi khí hậu đã trở nên rất khó khăn. Cuộc tranh luận thực sự trong cộng đồng khoa học tập trung vào việc làm rõ khi nào chúng ta sẽ vượt quá giới hạn 1,5°C đặt ra ở Paris. Sự nóng lên toàn cầu có thể xảy ra nhanh hơn chúng ta nghĩ, theo một nghiên cứu mới của một nhóm nhà nghiên cứu, trong đó có cựu nhà khoa học NASA James Hansen, người chứng thực lời khai trước Quốc hội Hoa Kỳ 35 năm trước đã giúp nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. [29]

    Vấn đề này ở tầm tối quan trọng. Nếu chúng ta vượt qua ngưỡng đã thỏa thuận ở Paris, thế giới sẽ không kết thúc, nhưng nó cũng sẽ ít nơi ở hơn, nhiều xung đột hơn và gây ra những hậu quả bi thảm. Trên thực tế, Thỏa thuận Paris là vấn đề nhân quyền. Chúng ta đang nói về sức khỏe, thực phẩm, nông nghiệp, nước (với bằng chứng sự khan hiếm rõ rệt ở chính Amazon và Kênh đào Panama), an ninh vật chất, di cư và tình trạng bần cùng hóa ngày càng lớn hơn đối với những người vốn đã nghèo. Tóm lại, chúng ta đang nói về sự sống còn, về việc biết cách chia sẻ món nợ sinh thái đã tạo ra. Trên toàn cầu, cho đến nay, Châu Mỹ Latinh và Châu Phi chỉ chịu trách nhiệm về 6% tổng lượng khí thải. Họ có lý do chính đáng khi tin tưởng rằng các nước công nghiệp hóa nên đóng góp nhiều hơn nữa vào chi phí thích ứng với biến đổi khí hậu. [30] Thế giới, lần đầu tiên, đã thảo luận nhiều về một quá trình chuyển đổi công bằng, nhấn mạnh đến việc tái phân phối thu nhập liên quan đến việc thay đổi mô hình sản xuất. Chiều kích công bằng là cần thiết để đảm bảo rằng phần lớn người dân ủng hộ quá trình chuyển đổi.

    Thách thức mà chúng ta phải đối mặt là rất lớn và độc đáo trong lịch sử loài người. Nhưng có nhiều lý do để lạc quan. Một là sự qui buộc: hiện trạng công nghệ cho phép hai công nghệ tái tạo - quang điện mặt trời quy mô thương mại và gió trên bờ - là hình thức phát điện rẻ nhất. Do đó, quá trình chuyển đổi năng lượng có ý nghĩa về mặt kinh tế, bất kể phương án nào người ta muốn đảm nhận về biến đổi khí hậu. [31]

    Chúng ta biết rằng rất cần thiết phải thay đổi mô hình sản xuất và chúng ta cần trang bị các phương thế để đạt được mục tiêu đó. Virgil, kể lại cuộc thi giữa các con tàu trong trò chơi nhằm vinh danh cái chết của Anchises, đã viết Possunt quia posse videntur (“Họ có thể, bởi vì họ tin rằng họ có thể”). [32]
    Chúng ta cần phải hòa giải với vạn vật. Chúng ta đã ngược đãi vũ trụ này. Khởi đầu chúng ta không biết, bây giờ chúng ta cần phải hành động. Sáng tạo là một hành động yêu thương; chúng ta tiếp nhận sự sáng tạo và đối xử với vạn vật bằng tình yêu thương. Lời của bài hát được trích dẫn trước đó, O Caritas như sau: Với nỗi buồn và nước mắt / Nỗi đau nặng trĩu / Từ đất và biển / Có tiếng kêu lớn / Lòng bác ái, Lòng bác ái / Cầu mong cho tình yêu luôn ở bên chúng ta / Chúng ta đón cái chết đang lụi tàn/Chỉ có sự sống trỗi dậy. [33]
    ________________________________________
    Nguồn: https://www.laciviltacattolica.com/cop28-an-evaluation-of-its-results/

    Chuyển ngữ: PTT – Caritas Việt Nam

    Tham khảo:
    DOI: https://doi.org/10.32009/22072446.0324.12
    [1].      “We didn’t turn the page on the fossil fuel era, but this outcome is the beginning of the end,” the UN Executive Secretary said of climate change at the close of COP28 on December 13, 2023 (unfccc.int/news/we-didn-turn-the-page-on-the-fossil-fuel-era-but-this-outcome-is-the-beginning-of-the-end-UN).
    [2].      “Hottest July ever signals ‘era of global boiling has arrived,’ says UN chief”, in UN News (news.un.org/en/story/2023/07/1139162), July 27, 2023.
    [3].      Global Monitoring for Environment and Security (GMES), now renamed Copernicus, is an initiative of the European Space Agency (ESA) and the European Commission, created in 2001 at the Gothenburg meeting and aimed at providing the European Union with Earth information services through satellite surveys.
    [4].      “Copernicus: 2023 is the hottest year on record, with global temperatures close to the 1.5°C limit”, in Climate Change Service (climate.copernicus.eu/copernicus-2023-hottest-year-record), January 9, 2024. See also D. Carrington, “2023 smashes record for world’s hottest year by huge margin”, in The Guardian (www.theguardian.com/environment/2024/jan/09/2023-record-world-hottest-climate-fossil-fuel), January 9, 2024.
    [5].      “Tracking Canada’s Extreme 2023 Fire Season”, in Nasa Earth Observatory (earthobservatory.nasa.gov/images/151985/tracking-canadas-extreme-2023-fire-season), July 23, 2023.
    [6].      The Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC) was established in 1988 to provide scientific, up-to-date assessments of climate change; nearly all nations have joined the 1992 United Nations Framework Convention on Climate Change, with the goal of averting “dangerous anthropogenic interference with the climate system.” See History of the IPCC (www.ipcc.ch/about/history). See also “What is the United Nations Framework Convention on Climate Change?”, in United Nations Climate Change (unfccc.int/process-and-meetings/what-is-the-united-nations-framework-convention-on-climate-change).
    [7].      He co-authored the Special Report on Global Warming of 1.5°C, which appeared in 2018, the 2019 Special Report on Climate Change and Land, and Climate Change 2022: Mitigation of Climate Change (www.ipcc.ch/people/jim-skea).
    [8].      “IPCC elects Jim Skea as the new Chair”, in IPCC (www.ipcc.ch/2023/07/26/jim-skea-new-ipcc-chair), July 26, 2023.
    [9].      Cf. S. Götze, “Bei 1.5 Grad Erwärmung geht die Welt nicht untee”, in Der Spiegel (www.spiegel.de/wissenschaft/ipcc-chef-jim-skea-bei-1-5-grad-erwaermung-geht-die-welt-nicht-unter-a-13dd35aa-1a80-41b8-b966-911015fd908), July 29, 2023; “Don’t overstate 1.5 degrees C threat, new IPCC head says”, in DW (www.dw.com/en/climate-change-do-not-overstate-15-degrees-threat/a-66386523), July 30, 2023.
    [10].    Cf. C. Álvarez, “Jim Skea, nuevo presidente del IPCC: ‘Algunos cambios en el clima están llegando más rápido de lo esperado’”, in El País (elpais.com/clima-y-medio-ambiente/2023-08-10/jim-skea-nuevo-presidente-del-ipcc-algunos-cambios-en-el-clima-estan-llegando-mas- faster-than-expected.html), August 10, 2023.
    [11].    Cf. M. Dell’Aguzzo, “Catastrofismo paralizzante. La calma e l’ottimismo del nuovo capo dell’Ipcc”, in Linkiesta (www.linkiesta.it/2023/08/jim-skea-capo-ipcc-catastrofismo-cambiamento-climatico), August 2, 2023.
    [12].    See US Department of State, “Sunnylands Statement on Enhancing Cooperation to Address the Climate Crisis”, November 14, 2023 (www.state.gov/sunnylands-statement-on-enhancing-cooperation-to-address-the-climate-crisis).
    [13].    See European Council, “Fit for 55” (www.consilium.europa.eu/en/policies/green-deal/fit-for-55-the-eu-plan-for-a-green-transition).
    [14].    Cf. F. Harvey, “I wasn’t the obvious choice: meet the oil man tasked with saving the planet”, in The Guardian (www.theguardian.com/environment/2023/oct/07/meet-the-oil-man-tasked-with-saving-the-planet-cop28), October 7, 2023.
    [15].    See “Letter from ‘Kick Big Polluters Out’ on COP28 Presidency”, January 28, 2023 (globalforestcoalition.org/letter-from-kick-big-polluters-out-on-cop28-presidency).
    [16].    Cf. “COP28 parte a Dubai tra le critiche: ridicolo affidare il vertice sul clima a chi produce petrolio”, in Euronews (en.euronews.com/2023/11/27/cop28-starts-a-dubai-among-criticisms-ridiculous-to-trust-the-climate-summit-to-oil-producers-p), November 27, 2023.
    [17].    Cf. J. Rowlatt, “UAE planned to use COP28 climate talks to make oil deals”, in BBC News, November 27, 2023.
    [18].    Cf. D. Carrington – B. Stockton, “COP28 president says there is ‘no science’ behind demands for phase-out of fossil fuels”, in The Guardian (www.theguardian.com/environment/2023/dec/03/back-into-caves-cop28-president-dismisses-phase-out-of-fossil-fuels), December 3, 2023.
    [19].    Cf. D. Carrington, “COP28 president forced into defense of fossil fuel phase-out claims”, in The Guardian (www.theguardian.com/environment/2023/dec/04/cop28-president-says-no-science-for-fossil-fuel-phase-out-claim-was-misinterpreted), December 4, 2023.
    [20].    “COP28 Agreement Signals ‘Beginning of the End’ of the Fossil Fuel Era”, in UN Climate Change News (unfccc.int/news/cop28-agreement-signals-beginning-of-the-end-of-the-fossil-fuel-era), December 13, 2023.
    [21].    See “Conference of the Parties serving as the meeting of the Parties to the Paris Agreement, Fifth session”, in First Global Stocktake (unfccc.int/sites/default/files/resource/cma2023_L17_adv.pdf).
    [22].    Cf. D. Carrington, “Failure of COP28 on fossil fuel phase-out is ‘devastating,’ say scientists”, in The Guardian (www.theguardian.com/environment/2023/dec/14/failure-cop28-fossil-fuel-phase-out-devastating-say-scientists), December 14, 2023.
    [23].    “COP28: the science is clear – fossil fuels must go”, in Nature, vol. 624, December 12, 2023 (www.nature.com/articles/d41586-023-03955-x).
    [24].    Cf. “Papa Francesco: al Corpo diplomatico, ‘documento finale COP28 passo incoraggiante’, serve ‘pieno coinvolgimento di tutti’”, in Sir (www.agensir.it/quotidiano/2024/1/8/papa-francesco-al-corpo-diplomatico-documento-finale-cop28-passo-incoraggiante-serve-pieno-coinvolgimento-di-tutti), January 8, 2024. Cf. also N. Gonçalves, “Pilgrims Sojourning on this Earth. Pope Francis at COP 28”, in Civ. Catt. English Edition January 2024, https://www.laciviltacattolica.com/pilgrims-sojourning-on-this-earth/
    [25].    Cf. M. Leman, “6 reasons why nuclear energy is not the way to a green and peaceful world”, in Greenpeace (http://tinyurl.com/4zrc3eyk), March 18, 2022.
    [26].    Cf. https://europa.today.it/attualita/europa-45-nuove-centrali-nucleari.html
    [27].    Cf. https://www.ansa.it/canale_ambiente/notizie/energia/2021/03/29/rinnovabili-1-kwh-solare-costa-37-dollari-nucleare-163_2deab495-c50c-406a-97f4-90cae57e2257.html
    [28].    Al Jaber boasts that ADNOC’s fuel contains fewer carbon emissions than oil and gas from other sources because the UAE have invested heavily in modernizing their drilling and refining operations. He argues that his products are preferable. He insists that we will always need a certain amount of oil and gas. At the same time, the company knows that the future is green and is preparing for it. The year 2050 will see the last barrel of crude oil exported.
    [29].    Cf. D. Erdenesana, “35 Years After Addressing Congress, James Hansen Has More Climate Warnings”, in The New York Times (www.nytimes.com/2023/11/02/climate/james-hansen-global-warming-report.html), November 2, 2023; J. Hansen, “Global warming in the pipeline”, in Oxford Open Climate Change (academic.oup.com/oocc/article/3/1/kgad008/7335889), January 3, 2023.
    [30].    J. Banda, “Keeping Climate Justice Alive”, in Project Syndicate (http://tinyurl.com/4rr86nav), September 11, 2023.
    [31].    Cf. A. Rathi, Climate Capitalism: Winning the Global Race to Zero Emissions, London, John Murray, 2023; J. Abad – M. Losa, “Razones económicas para la transición energética”, in Real Instituto Elcano (www.realinstitutoelcano.org/analisis/razones-economicas-para-la-transicion-energetica), October 5, 2023.
    [32].    Virgil, Aeneid V, 231.
    [33].    Lyrics and music by Cat Stevens, 1972. The original text is: Tristitate et lacrimis / Gravis est dolor / De terraque maribus / Magnus est clamor / O caritas, O caritas / Nobis semper sit amor / Nos perituri mortem salutamus / Sola resurgit vita.

    Bài viết liên quan